NGUYÊN NHÂN PHẢN ỨNG TIÊU CỰC

– Theo bản năng tự nhiên, không hài lòng là phản ứng ngay, bởi gốc của nó là tham, sân, si.
– Không muốn người khác làm trái ý mình.
– Không nhận ra cái sai của mình mà luôn thấy mình là đúng.
– Không thấy được sự yếu kém của mình mà luôn thấy mình là hay.
– Thiếu ý thức về quan điểm đúng sai.’
– Chấp vào tiếng nói thì sanh phiền não.
– Chấp vào cảnh vật sanh tâm phân biệt.
– Mong cầu mà không được toại nguyện.

Nguyên nhân thì có rất nhiều nhưng chung quy chỉ có một

Bởi chúng ta:
CHẤP VÀO SỰ VẬT LÀ THẬT

Tóm tắt:

NGOẠI CẢNH VÀ NỘI TÂM: Ngoại cảnh tác động => Ý khởi => Khí chuyển => Hình động
Khi chúng ta khởi lên một ý niệm, chấp vào một sự vật thì khí chuyển. Khí chuyển sẽ tác động vào hệ thần kinh trung ương thì hình động.
Khí chuyển: khí này được tác động bởi hệ thống giác quan.
Hình động: bởi não bộ và hệ thần kinh trung ương.

Hệ thống giác quan gồm có 6:
Mắt: nhìn cảnh vật chấp vào cũ, mới, xấu, đẹp rồi sanh ra khen chê.
Tai: nghe tiếng chấp đúng sai, hay dở.
Mũi: ngửi mùi chấp thơm hôi.
Lưỡi: nếm vào chấp ngon dở sanh khen chê.
Xúc: chạm vào gây đau đớn hoặc dễ chịu.
Ý: mong cầu không được toại nguyện gây phiền não.

Vì vậy 6 trần cảnh bên ngoài tác động vào 6 căn bên trong sanh ra 6 thức phân biệt. Căn ở đây phải nói rõ hơn là não bộ, là tâm. Não bộ là nơi tiếp nhận, xử lý và tàng trữ thông tin bên ngoài đưa vào. Sáu trần tác động vào 6 căn, nếu chúng ta biết xử lý, biết suy nghĩ, biết quan sát bằng cái tâm không kẹt phân biệt trong đối đãi, không kẹt giữa hai bên thì tâm chúng ta bình. Chúng ta không kẹt, không dính, không mắc thì lục thông. Còn kẹt, còn dính, còn mắc thì lục tặc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


*