TƯ TƯỞNG THIỀN TRONG LỊCH SỬ PHẬT GIÁO

ẤN ĐỘ là một cổ quốc của nền văn hóa thế giới, dân tộc nầy mang rất nhiều tư tưởng thần bí, đặc biệt là ý nghĩa tôn giáo trong tư tưởng thần bí nầy. Nếu mở trang sử tôn giáo Ấn Độ ra xem, chúng ta sẽ thấy toàn bộ hệ thống tôn giáo của nhân loại hầu như có ở trong đó. Hoặc thành kính sùng bái thiên nhiên, hoặc mang tư tưởng sâu sắc, hoặc khổ hạnh nghiêm khắc để tìm cầu giải thoát, hoặc ham thích khoái lạc ở cõi trời v.v… tất cả đều thuộc tư tưởng mang tính tôn giáo. Trầm tư mặc tưởng là đặc tính của dân tộc nhã lợi an, người ta lúc nào cũng ưa thích trầm tư, tĩnh lự để tìm cầu niềm vui tối thượng. Trong quá trình phát triển, dân tộc nầy đã tiềm tàng một suối nguồn vô tận bởi tư tưởng THIỀN, và đức PHẬT THÍCH CA là một phần của dân tộc nhã lợi an, đương nhiên là ngài cũng hấp thụ được tính chất đặc biệt của dân tộc nầy. Ấn Độ là một đất nước không có thiền tông, vì Ấn Độ vốn không có một tông phái thiền mang tính độc lập, nên không thể thiết lập được một danh từ nào trong lịch sử thiền tông, mà chỉ có thể nói về nguồn gốc của thiền[tức DHYANA] một cách chung chung trong lịch sử PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ, và Ấn Độ đã lấy từ DHYANA làm căn nguyên tư tưởng nầy để phát triển.
Trong tư tưởng triết học của người Ấn Độ cổ đại, theo thời gian ngày càng phát triển, nhiều học phái ra đời và phát huy mạnh mẽ. Trong đó nổi tiếng nhất là 6 phái chính.

1/ PHÁI THANH LUẬN, khai tổ là tế nhã lợi mật, phái NGHI THỨC.

2/ PHÁI VI ĐÀ LUẬN, khai tổ là ha đà lạp nhã na, phái TINH THẦN.

3/ PHÁI NHÂN MINH LUẬN, khai tổ là túc mục tự cù đàm, phái LÝ LUẬN.

4/ PHÁI THẮNG LUẬN, khai tổ là kiển noa đà, phái THẬT TƯỚNG.

5/ PHÁI SỐ LUẬN, khai tổ là ca tỳ la, phái DUYÊN KHỞI.

6/ PHÁI DU GIÀ LUẬN, [tức YOGA] khai tổ là hatha hà lợi, phái THỰC HÀNH.

Khảo cứu về niên đại ra đời của 6 phái đại triết học nầy thì mỗi phái đều có mỗi thuyết khác nhau, nhưng tư tưởng của chúng đều bắt nguồn từ triết học ưu ba ni sao thổ [UPANISHADS] vì thời đại triết học upanishads rất xem trọng pháp THIỀN QUÁN, nhưng thời đại tư tưởng trung kỳ của triết học upanishads thì thiền na lại bao quát luôn phái DU GIÀ. DU GIÀ có nghĩa là tương ứng, khế hợp, cũng có nghĩa là THIỀN ĐỊNH.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


*