CHÂN DUNG MỘT ĐẠO SƯ ĐẮC ĐẠO

Đối với những ai mới bắt đầu học yoga, thiền, năng lượng, cảm xạ, khí công, nhân điện, v.v… và rất nhiều phương pháp khác, họ thường không thể nào phân biệt được một đạo sư đắc đạo hay chưa đắc đạo. Khi được học với người đắc đạo thì sự thành công là điều dễ hiểu. Còn nếu gặp phải người chưa đắc đạo hướng dẫn, có khi cả thầy và trò đều rơi xuống vực sâu, bởi vì ngay cả chính thầy cũng còn đang mày mò [đi mà chưa đến]. Dạng thầy như vậy rất nhiều. Vậy thì CÓ TIÊU CHUẨN NÀO ĐỂ ĐÁNH GIÁ ĐƯỢC THẦY ĐẮC ĐẠO HOẶC CHƯA ĐẮC ĐẠO?

NGƯỜI CHƯA ĐẮC ĐẠO LÀ NGƯỜI CÒN TRONG VÒNG “TRANH CHẤP NHỊ NGUYÊN,” CÒN KẸT TRONG SO SÁNH, ĐỐI ĐÃI. Khi bạn nghe một vị thầy nào đó nói rằng phương pháp của mình rất hay, hoặc tôn giáo của mình rất hay, thường chê bai phương pháp của người khác hoặc tôn giáo của người khác, thì phải hiểu ngay là người này chưa đắc đạo.

Thí dụ, họ nói “thiền của mình là chính pháp,” còn thiền của các phương pháp khác hay tôn giáo khác là tà pháp, tà ma, ngoại đạo. Ngay ý này đã nói lên sự chê bai, khinh rẻ… Người này không xứng đáng làm thầy để cho ta theo học, dù đang được nhiều người kính trọng.

Nguời chưa đắc đạo là người rất sợ học trò hoặc tín đồ của mình theo phương pháp khác hay tôn giáo khác. Họ không dám khuyến khích học trò của mình tìm hiểu thêm những cái hay của người khác mà ngược lại họ khuyến khích đệ tử phát triển ra nhiều thêm phương pháp của mình.

Người này chưa hiểu câu “VẠN SỰ TÙY DUYÊN.”

Ngày nay có rất nhiều thầy, có nhiều môn phái hoặc có nhiều phương pháp thiền. Phần đông còn đang ở dạng tu luyện chứ chưa có đắc quả vị của Phật, họ chỉ dừng lại ở mức độ phát triển trí tuệ hoặc văn tuệ mà đã vội ra thuyết pháp, thu phục những tín đồ, thay vì hãy dành thời gian cho việc tu tập có lẽ hay hơn, dạng thầy như vậy hiện nay rất nhiều. Đời người quá ngắn ngủi, sao họ không dành thời gian tu luyện ở một kiếp này để đắc quả, nếu chờ qua kiếp sau nữa để tiếp tục tu luyện thì không biết là có được không? Hay là mãi mê trôi theo dòng sanh tử, luân hồi.

Đem câu chuyện trên, trao đổi với một vài người, thì họ lại nói rằng” nếu không thuyết pháp, thì ai là người hướng dẫn phật pháp cho chúng sinh”. Chuyện đó anh khỏi phải lo cho con bò trắng răng. Anh không thuyết pháp thì vẫn có người khác thay cho anh, còn riêng anh, hãy lo tu tập để có kết quả ngay ở một kiếp này. Ngày xưa đức Phật đã giác ngộ rồi sau đó mới đi thuyết pháp, ngày nay tu thiền mới sáng sáng một chút là đã đi thuyết pháp rồi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


*