Quan niệm về các tư thế của những môn yoga hiện thời trên đất Ấn, cũng như trong các môn phái tu luyện khác trong các dân tộc mà xưa kia Vạn-pháp-kỳ-môn đã có ảnh hưởng lâu đời như Trung Hoa, Tây Tạng, Ba Tư, Á Rập và hầu hết những lưu chủng của giống dân thứ ba đều giống nhau cả. Ngoài các tư thế tham thiền, người ta còn tin tưởng rằng có một số tư thế nếu biết dung hợp với thuật chuyển khí có thể đem lại sức khỏe trị bệnh, cải lão hoàn đồng hoặc được trường sinh, nhất là có thể khơi hỏa hậu mở thần thông.
Tác giả không nêu vấn đề này với ý định xác nhận hay phủ nhận những ý kiến nói trên mà chỉ mong cùng xem xét lại tất cả với chư thiện hữu xuyên qua các tập quán trước mắt để đối chiếu các tập quán đó với những gì huyền linh học dạy về vấn đề này.
Ý kiến của huyền môn về vấn đề tư thế giống như lời của Sri Krishna đã dạy Arjuna trong Bhagavat Gita. Ý kiến đó được diễn đạt lại gon ghẽ và rõ ràng trong quyển “Ánh sáng trên đường đạo” như sau:
Một là, thân thể phải được buông lõng tự nhiên để ta có thể quên nó đi trong lúc tham thiền.
Hai là, tư thế ngồi phải vững phòng lúc tham thiền mà xuất thần, thể xác không bị ngã và va đập. Người Ấn ngồi thiền trên váng (sạp), nên có ngã ngữa cũng không bị chấn thương; còn người Âu châu dùng loại ghế bành đặc biệt để khi mê đi không té xuống gạch. Tham thiền nằm không tốt vì như vậy ta sẽ ngủ mê đi.
Thế Padmasana
1- Thế kiết già (padmasana): Từ huyền môn đến các tôn giáo đều công nhận thế kiết già (padmasana) gồm đủ điều kiện tốt đẹp nhất để ngồi thiền. Nhưng thế tọa thiền tréo chân, hai bàn chân phải ngửa lên, chân trái đè lên chân mặt khiến người không quen sẽ phải đau đớn. Nếu tập được thì tốt còn không thì ngồi theo lối bán già cũng được.
Thế Siddhasana
2- Thế bán già (siddhasan): Siddhasan có nghĩa là ngồi tĩnh tọa của bực tôn sư. Siddhas là bực “yogi hoàn toàn”, kẻ dám dùng tọa thế này phải là người tuyệt dục. Thế siddhasan không buộc tréo chân như kiết già, chân mặt xếp trên chân trái là được. Nhưng theo Swami Vishnudevananda, cặp mắt phải mở ra và trợn trừng, chỉ còn thấy tròng trắng. bà Blavatsky có dạy, mắt là giác quan tối linh của con người: khi mở mắt thì trông thấy cõi hồng trần, khi nhắm lại thì thấy cõi trung giới. Nơi khác, bà còn nói: Khi mắt trông hoa đẹp, ngắm cảnh thiên nhiên, ý thức đang trụ tại xác thân, khi mắt ngắm một đối tượng gợn dục trong lòng, ý thức đang trụ tại đấu tinh thể, khi mắt không còn trú vào một ngoại vật nào và đang theo đuổi 1 ý tưởng, ý thức đang ở tại hạ trí. Trong trường hợp này mắt có thể mở, nhưng nhắm lại thì tốt hơn.
Vậy thì lý do phải đảo tròng mắt như thế có lẽ là để thực hiện việc huyền bí nói trên, nghĩa là mắt ngó lên về hướng khối ốc, nếu quả thật thế thì đây là một quan niệm sai lầm phông hợp với bí thuật tham thiền chút nào vì tham thiền gồm có hai phần là Pratvanara tức là tĩnh tọa phải dãn hết bắp thịt trong châu thân, từ tứ chi đến các cơ quan, giác quan, luôn cả óc cũng đều hưu túc. Nhịp sống của các cơ quan thuộc về giao cảm thần kinh hệ như tim, phổi, bao tử, ruột… cũng giảm tới mức tổi thiểu cần thiết để chỉ còn thần trí làm việc thôi. Để chứng minh điều này, tôi xin nhắc lại lời bà Blavatsky dạy bà A.Besant khi mới bắt đầu tập tọa thiền: người ta tham thiền bằng trí chứ không phải bằng óc.
Sự kiện phải trợn trừng đôi mắt của tọa thế Siddhasan đã sai nguyên tắc tham thiền từ buổi đầu nên có lẽ không ai thích làm thế (trừ trường hợp xuất thần, khi đó xác còn lại giống như người chết mắt trợn ngược). Trái lại nếu ngồi thiền theo lối bán già Mukthasan hay Guptasan thì khác với tư thế trên ở chổ mở mắt. Người ta có thể định trí khi còn mở mắt, nhưng dầu muốn dầu không, tất cả những gì thoáng qua trước mắt cũng có thể làm ta xao lảng ít nhiều, vậy tốt hơn nên nhắm mắt. Còn có trường hợp mở mắt để nhìn vào một đóm lửa, ngọn đèn hay hình tam giác là một lối định trí cụ thể mà có nhiều phái yoga đang áp dụng.
Thế Svastikasana
3- Thế Svastikasana: Theo ngữ nguyên Bắc Phạn nghĩa là, chữ vạn có hình thập tự với 4 chót cánh bị bẻ ngoặc hoặc có nghĩa là tánh thông phát đạt. Nhưng sở dĩ người ta gọi tên tọa thế này như vậy là vì cách ngồi có hơi giống hình chữ vạn ở chổ đầu bàn chân mặt được kẹp chúc xuống giữa đùi và bắp chân trái được kẹp chúc xuống giữa đùi và bắp chuối bên trái, còn bàn chân trái được kẹp xuyên đúng giữa đùi và bắp chân bên mặt, mắt vẫn mở. Tiếng Anh gọi thế này là thế khóa mắt cá. Tương tự như thế kiết già, trong thế này, hai chân tréo nhau, hai bàn bàn chân bị kẹp cứng.
Thế Sukhasana
4- Thế Sukhasan: Cách này ngồi xếp bằng theo lối thông thường, hai mắt mở ra để tập trung nhãn tuyến vào một đối tượng hữu hình nào đó hay nhắm mắt để suy tư một vấn đề.
Thế Vajrasana
5- Thế Vajrasan: Thế này dùng cho người xếp bằng để tham thiền được.
Đại khái ta có thể nhớ ba điều chủ yếu của việc tham thiền là:
– Trước hết nên tham thiền bằng cách ngồi chứ không nằm.
– Ngồi theo lối kiết già, hai bàn chân và hay bàn tay ngửa lên khiến các luồng từ khí xuất và nhập do 10 ngón tay, 10 ngón chân và đầu tạo thành một bức từ khí bao phủ quanh vị hành giả lúc tham thiền.
– Ngồi xếp bằng, hai chân chéo nhau, thân thật ngay; xương sống không uốn lượn, phòng khi hỏa xà đi lên khỏi bị chướng ngại, thế ngồi này rất vững khi thiền định, mặc dù không chú ý để giữ quân bình tư thế ngồi, thân vị hành giả cũng không ngã được trự trường hợp xuất thần.
Trong quyển “The completex Illustrated book of yoga”, ông S.Vishnudevananda nói, có tất cả 84.000 tư thế yoga, trong đó có 84 tư thế quan trọng nhất được ông biểu diễn và chụp hình làm mẫu. Hầu hết là các tư thế khó khăn phải tập thật quen mới làm được, rất khó áp dụng với người lớn tuổi.
Tóm lại, luận về tham thiền thì chỉ có 5 tư thế vừa nói trên là có thể áp dụng được, còn hầu hết các tư thế khác đều được chế ra do sự ít nhiều ngộ nhận ý nghĩa lời dạy của Patanjaly.
Trích quyển: Tôi học giáo lý bí truyền – Nguyễn Thị Hai