Chức năng ban đầu của âm nhạc là chữa bệnh. Sau này, người ta phát hiện ra rằng một số loại thảo mộc nhất định cũng có thể trị bệnh, Vì vậy trong hán tự , chữ Dược (藥) do chữ Nhac (樂) có ghép thêm bộ Thào (艹)
Thật vậy nhạc hay có thể cải thiện cảm xúc, điều chỉnh nhịp thở, và điều hòa các cơ quan ở vùng bụng. Tần số âm nhạc có thể có tác động lên cảm giác của con người, tạo ra một số cộng hưởng nhất định trong cơ thể con người. Nhịp điệu của nhạc có thể điều hòa sinh lý của cơ thể.
Tại Trung quốc các bác sĩ giỏi lựa chọn cẩn thận từng bản nhạc khác nhau cho các chứng bệnh khác nhau. Âm nhạc cổ điển Trung Quốc được chia thành “Âm nhạc phổ thông” và “Âm nhạc chính thống”. Mục đích của âm nhạc cổ điển chính thống Trung Quốc là để thanh lọc tâm hồn, điều đó giải thích tại sao nó rất chậm và tĩnh lặng. Thưởng thức loại âm nhạc này mang lại cho người ta sự thanh tịnh tâm linh.
Vai trò quan trọng của âm nhạc lên sức khỏe vật chất và tinh thần cũng được Ấn Giáo (Hinduism) khảo cứu và ứng dụng rất sớm qua những bài ca ngâm gọi là chanting những mantra vì có ảnh hưởng lên những luân xa (chakras) và các hạch nội tiết. Có nhiều loại mantra có những công dụng được dùng trong những chứng bệnh hay hoàn cảnh và thời gian khác nhau. Thông dụng nhất là mantra Venkateshwara suprabatham vào buổi sáng và Mritunjaya của Shiva hay Gayatri và những câu mantra ngắn hơn. Các vị pháp sư acharya đều thuộc lòng những bài mantra bằng tiếng Sanskrit có khi dài mấy tiếng đồng hồ nhờ trí nhớ phi thường được tập luyện từ hồi nhỏ. Một số vị yogi sau khi khổ công tập luyện mantra đã có được những quyền năng phi thường được chứng minh bởi Y học Tây phương..
Tây y cũng quan tâm nhiều đền công dụng chữa bệnh của âm nhạc
I- Công dụng y học của âm nhạc
Theo nghiên cứu mới đây nhất của nhóm các nhà khoa học thuộc TTrường đại học Northwestern – Evanston – Anh, âm nhạc là một trtrong những yếu tố có tác động lớn đến não bộ và hệ thần kinh ccon người, thậm chí có thể làm thay đổi não bộ.
Âm nhạc và tác động làm thay đổi sóng điện não
Tiến sĩ S. Kraus và nhóm của ông đã tiến hành một cuộc thử nghiệm đối với 30 người tình nguyện (một nửa trong số họ là các nhạc sĩ và những sinh viên đang theo học các khoá học đào tạo về âm nhạc). Để kiểm tra, các nhà khoa học đã gắn lên đầu những người tham gia cuộc thử nghiệm những điện cực được kết nối với một thiết bị đo điện não đặc biệt.
Kết quả là có sự khác biệt rõ rệt giữa những tín hiệu điện não thu được giữa nhóm người không chơi nhạc với nhóm nhạc sĩ và sinh viên học nhạc Các nhà khoa học cho biết nguyên nhân dẫn tới kết quả khác biệt này là vì những người thường xuyên chơi nhạc hoặc tiếp xúc nhiều với âm nhạc có khả năng cảm nhận và nhạy cảm đối với các âm thanh phức tạp tốt hơn những người bình thường. Tất nhiên, điều này cũng có nghĩa là một số chức năng não ở những người chơi nhạc đã được biến đổi, trở nên tinh tế và ổn định hơn. Những người này cũng ít bị làm cho mất tập trung khi tiếp xúc với những tiếng động thông thường. Nói cách khác, não bộ của họ đã được “rèn luyện” bằng âm nhạc thường xuyên tới mức đạt đến một sự thay đổi khác biệt so với những người khác
Cũng theo nghiên cứu này, những người tiếp xúc với âm nhạc với thời gian càng lâu, hoặc học nhạc và chơi nhạc càng nhiều thì ảnh hưởng của âm nhạc làm thay đổi hoạt động não bộ diễn ra càng rõ nét và sâu sắc. Nhìn chung, sự thay đổi này là theo chiều hướng tích cực
TS. Kraus cũng cho biết: Nghiên cứu đã chứng minh rằng việc tập luyện âm nhạc tích cực có thể tác động và giữ ổn định trạng thái cảm xúc của con người. Khi thiếu đi trạng thái ổn định về cảm xúc này, con người có thể gặp phải những vấn đề liên quan đến tâm lý và dẫn tới thái độ cư xử bất thường. Đặc biệt, ở những trẻ em, hiện tượng này có liên quan mật thiết tới các chứng bệnh như chứng tự kỷ , một số chứng bệnh làm hạn chế khả năng đọc và nhận thức ở trẻnhỏ
Âm nhạc giúp chống lại stress và giảm đau
Từ lâu, âm nhạc đã được biết đến như một liệu pháp giúp thư giãn tinh thần và chống lại stress hiệu quả. Tuy nhiên, các nhà khoa học mới đây còn khám phá ra rằng: ngoài việc giúp làm giảm căng thẳng âm nhạc còn giúp giảm đau, tăng cường hệ miễn dịch và giúp cho người bệnh mau phục hồi sau cơn đau tim.
Nghiên cứu cũng cho thấy, nghe nhạc từ 30 – 60 phút một ngày có thể giúp làm giảm bớt cường độ của các cơn đau mạn tính và sự tăng huyết áp vốn rất nguy hiểm đối với sức khỏe
Trong một số ca phẫu thuật, các bác sĩ phẫu thuật đã thử sử dụng các bản nhạc piano, các bản nhạc giao hưởng để trấn an tinh thần người bệnh, kết quả là những bản nhạc này đã mang lại tác dụng trấn an rất hiệu quả
Trong một thí nghiệm được tiến hành ở Hawaii để kiểm chứng tác động của âm nhạc đối với sức khỏe người bệnh, người ta nhận thấy, nghe nhạc đều đặn 25 phút mỗi ngày giúp người bệnh giữ ổn định tình trạng huyết áp, ổn định nhịp tim, hơi thở và giúp cơ thể họ cân bằng nồng độ hormon, nồng độ kháng thể… ở nhóm các bệnh nhân bị mắc chứng tăng huyết áp, Trị liệu bằng âm nhạc sau 4 tuần đã cho hiệu quả tốt
Âm nhạc giúp người đột quỵ chóng hồi phục
Trong nhiều thí nghiệm khác, các nhà khoa học cũng phát hiện thấy tác động phòng ngừa đột qụy, phòng ngừa chứng tự kỷ và chứng bệnh tim… thậm chí là ngăn ngừa nguy cơ mắc chứng Alzheimer ở người cao tuổi. Tuy nhiên, không phải mọi loại âm nhạc đều cho hiệu quả như trên
Theo nghiên cứu, các loại nhạc giao hưởng, hoà âm hoặc có nhịp điệu nhanh có tác dụng hơn là các loại âm thanh, hay giọng ca… Nhạc của nhà soạn nhạc nổi tiếng Bach và nhạc Mozart là những loại nhạc có tác động phục hồi tốt nhất đối với người bệnh. Nhiều nghiên cứu cũng khẳng định, nhạc Mozart giúp ức chế và đẩy lùi những cảm xúc tiêu cực ở người bệnh
Nghiên cứu đối với 60 nam giới và phụ nữ tại trung tâm nghiên cứu thuộc Trường đại học Helsinki – Mỹ còn cho thấy, nghe những bản nhạc yêu thích thường xuyên giúp người bệnh nhanh phục hồi sau đột quỵ Theo như sự giãi thích của các nhà khoa học thì sau khi nghe nhạc, các khu vực não được kích thích sản sinh ra những hormon có tác dụng khôi phục những tổn thương trong các vùng não, đồng thời đẩy nhanh quá trình hàn gắn. Do đó các tế bào thần kinh tại các khu vực não tổn thương vì đột quỵ lại hoạt động trở lại bình thường. Ba tháng sau khi bị đột quỵ, những bệnh nhân được điều trị bằng liệu pháp âm nhạc đã phục hồi tới 60% tình trạng sức khỏe (. Con số này thông thường là 29%
ở các nhóm điều trị vật l ý trị liệu )
Âm nhạc kích thích hệ miễn dịch
Thử nghiệm với hơn 300 người bằng những bản nhạc có giai điệu vui, nhịp điệu nhanh… trong thời gian 50 phút, sau đó tiến hành đo nồng độ immunoglobulin A (IgA) và nồng độ các hormon trong cơ thể, chẳng hạn như cortisol (một loại hormon kiểm soát trạng thái thần kinh và là nguyên nhân làm tăng huyết áp, đường huyết, đồng thời làm suy giảm chức năng hệ miễn dịch) hay hormon adrenocorticotropic, các nhà khoa học nhận thấy, nồng độ cortisol giảm xuống rõ rệt, trong khi đó nồng độ IgA tăng lên một cách đáng kể
Biểu hiện của sự tăng giảm những hormon này là trạng thái tinh thần của người nghe được cải thiện, nguy cơ viêm nhiễm và stress giảm đi. Nhờ có sự tăng lên của IgA, sức miễn dịch của cơ thể cũng được hỗ trợ. Tại Bệnh viện Mutua de Terressa – Barcelona – Tây Ban Nha, các bác sĩ đã sử dụng liệu pháp âm nhạc để điều trị chứng căng thẳng và lo lắng cho 207 bệnh nhân trước các ca phẫu thuật, Liệu pháp âm nhạc giúp bệnh nhân giảm stress tốt hơn nhiều so với những bệnh nhân được áp dụng giảm căng thẳng bằng các phương pháp khác,
II- Các hình thừc áp dụng lệu pháp âm nhạc trong chữa trị
Tổng cộng có sáu hình thức như sau,
Âm nhạc và biểu diễn.
Hình thức này khi áp dụng chữa trị lại được chia làm 2 yêu cầu định hướng: bệnh nhân thể hiện hoàn chỉnh một ca khúc, tác phẩm nào đó; ca hát chỉ nhằm dần khôi phục lại một số chức năng của bệnh nhân, không chú trọng sự hoàn chỉnh của thể hiện tác phẩm, ca khúc.
Âm nhạc và vận động.
Có thể đó là sự kết hợp của ca và múa nhằm giúp phục hồi cả về tâm lý lẫn sự vận động của cơ thể. Sự kết hợp đồng điệu của động tác chân, tay, đầu; xoay, chuyển … với các tiết tấu, giai điệu sẽ giúp bệnh nhân phục hồi dần về tâm lý một cách chủ động như một sự dẫn dắt tâm lý người bệnh bằng các tiết điệu.
Âm nhạc và tâm lý.
Ở đây có thể mượn quan điểm phân tâm học của Freud để diễn giải. Người bệnh tâm thần luôn bị dồn nén cảm xúc, kiềm chế bản năng. Họ phát bệnh vì bị ức chế tâm lý nên thầy thuốc cần trò chuyện, lắng nghe bệnh nhân để tổng hợp lại tất cả cảm xúc mà người bệnh bộc lộ. và thay vì chỉ ngồi trao đổi, ở đây có thêm động tác cho bệnh nhân cùng thưởng thức nhạc. Đối với những người mắc bệnh trầm cảm, rối loạn tâm lý thì phương pháp này có hiệu quả rõ rệt. Tuy mỗi người có sự cảm nhận khác nhau, nhưng qua phương pháp đó họ vẫn có thể diễn đạt được ý muốn nói, bộc lộ nội tâm để người chữa trị biết được những xung đột tâm lý được giấu đằng sau vẻ bề ngoài ngu ngơ của họ…
Âm nhạc kết hợp.
Sự kết hợp ấy, có thể là nghe nhạc trong khi bệnh nhân đang tập viết văn, làm thơ, vẻ hoặc tham gia trò chơi vận động nào đó. Có một câu chuyện xảy ra ở nước Áo cách đây mấy thế k ỷ, kể về gia đình nọ, có tiếng khóc nghẹn ngào của một cô gái bên giường bệnh của cha cô đang cơn hấp hối. Trong cơn đau đớn cùng cực trước khi chết, người cha chỉ muốn được nhìn lại hình bóng người vợ thân thương của mình qua đời đã lâu, nhưng không tài nào thực hiện được. Đúng lúc đó thì cửa mở, một chàng thanh niên bước vào hỏi cô vì sao mà như vậy, có thể giúp cô được gì không. Nghe cô gái kể lại nguyện vọng của cha mình, anh chàng suy nghĩ một lúc rồi nhìn thấy cây đàn piano cũ ở trong góc nhà. Chàng trai nhẹ nhàng lướt trên phím đàn từng nốt nhạc lúc thì trầm bổng lúc thì thanh cao, lúc nghe như tiếng gió, lúc lại như tiếng nước suối reo róc rách, lúc lại dặt dìu như những bước chân đi… Bỗng dưng cô gái thấy môi cha mình nhoẻn một nụ cười nhẹ, ông kêu lên: “Con ơi, cha thấy rồi… cha thấy rồi, đúng là ngày ấy, cha gặp mẹ cũng bên bờ suối này đây… cái tiếng nước reo… cha vẫn nhớ! Ấy, mẹ con đang đến kìa! Cha thấy rồi, con yêu ơi, cha mãn nguyện lắm!…” Cô gái vô cùng hạnh phúc khi thấy cha mình không còn đau đớn nữa. Cô hỏi tên chàng trai ấy và anh đáp:“Vâng, thưa cô, tên tôi là Mozart, Wolfgang Amadeus…” (Mozart – một trong những nhà soạn nhạc nổi tiếng, quan trọng, và có nhiều ảnh hưởng nhất trong thể loại nhạc cổ điển châu Âu). Câu chuyện là một minh chứng cho âm nhạc kỳ diệu, nó khơi gợi những hình ảnh xảy ra trong ký ức và tìm thấy sự thanh thản trong tâm hồn.”
Âm nhạc giải trí.
Các chương trình trò chơi âm nhạc là những ví dụ. Ỡ nhiều quốc gia, việc chuẩn bị cho bệnh nhân tâm thần lành bệnh về sống hoà nhập với cộng đồng, thường kết hợp với địa phương người đó ở xem có thể giúp người ấy khi về có thể tham gia vào những đội nhóm, hội đoàn nào đó để có thể tìm được cuộc sống với những cân bằng tâm lý. Ca hát là hình thức phù hợp nhất.
Âm nhạc và thư giãn.
Tìm hiểu xem bệnh nhân thích nghe nhạc gì để có thể lựa chọn bài hát thích hợp. Lưu ý, nếu người bệnh đang trầm cảm, sẽ cho nghe nhạc buồn để người ấy có ngay sự chia sẻ, đồng cảm. Liều lượng nhạc buồn gia giảm dần, dòng nhạc vui tươi từ từ xen vào để bệnh nhân quen dần. Với bệnh nhân hiếu động, nhạc chọn dĩ nhiên phải mang sắc thái vui sống để điều chỉnh dần tâm lý…
Sưu Tầm