ĐI TÌM NỀN GIÁO DỤC KHAI MINH?

Đi tìm nền giáo dục khai minh?

 

Featured Image: Wikipedia Commons

 

Tôi tìm đến với khái niệm nền giáo dục khai minh từ khi tôi tham dự chương trình diễn thuyết của Giản Tư Trung –  người làm giáo dục theo một triết lý riêng. Các bạn có cảm thấy nó lạ lẩm như tôi khi lần đầu được nghe đến nó không. Vậy khai minh là gì? Tại sao chúng ta lại cần một nền giáo dục như vậy?

Có phải giáo dục của chúng ta quá tệ, đất nước chúng ta thực hiện biết bao là cải cách cũng như chính sách về giáo dục cứ thay đổi theo từng năm ấy vậy mà nó vẫn chưa tốt. Ở xứ sở của chúng ta, ai cũng được giáo dục và học hành chăm chỉ vì đó chính là cách duy nhất giúp các bạn vươn lên và trở nên giàu có. Mỗi ngày khi ra ngoài chúng ta sẽ thấy được các dòng chữ nói về định nghĩa của UNESCO về “học”. Với UNESCO thì học là:

  • Học để biết”
  • Học để làm việc
  • Học để làm người
  • Học để chung sống

Nó có ảnh hướng rất lớn và đó chính chiếc la bàn của rất nhiều người trên thế giới. Họ lấy nó làm cơ sở, điểm tựa để học và phất đấu phát triển bản thân. Khi chúng ta hoàn thiện cả bốn điều trên thì chúng ta sẽ trở thành người phát triển toàn diện cả đức lẫn kiến thức. Nhưng ở xứ sở của chúng ta, việc học đang bị thiên lệch rất lớn hầu hết chúng ta chỉ tập trung vào “học để làm”, nó lớn đến mức mà chúng ta quên đi các định nghĩa khác và chỉ tập trung vào nó.

Thời gian 12 năm trước khi vào đại học là lúc chúng ta học để làm người, ấy vậy mà nhà trường, gia đình và giáo viên chúng ta quên hẳn đi phần quan trọng này. Họ giáo dục chúng ta học rất nhiều kiến thức và cần phải tích lũy các kiến thức đó cho ngày mai tươi sáng phía trước. Đó chính là đạt được mục tiêu học để làm. Nó lớn đến mức chúng ta ai ai cũng đi theo lói mòn này, nghĩa là là ra trường thì phải đi làm hoặc bằng mọi cách chúng ta cần phải được học đại học.

Với rất nhiều người và nhiều gia đình thì chỉ có đại học mới là cánh của tốt nhất để tiến thân. Nếu không học đại học thì đời bạn xem như chấm hết. Bạn sẽ phải chấp nhận nhìn bạn bè của mình – những người được học đại học đi xe đẹp, mặc đẹp hay có được vợ đẹp con ngoan và được xã hội nể trọng. Chính vì những điều phù phiếm vụn vặt này mà con người cứ như con thêu thân cứ lao vào cánh cửa trường đại học bằng mọi cách. Nếu không đỗ trường tốt thì đi đường vòng, nếu không đỗ trường thuộc nhóm đầu thì học trường tư hoặc trường nhỏ hơn vì những trường đó có tiền là bạn có thể học đại học.

Nhưng sau thời gian được dạy thì các bạn sẽ làm gì tiếp theo. Các bạn sẽ không trả lời được đâu, vì giáo dục chúng ta chưa bao giờ dạy cho chúng ta lối tư duy là: “Cái tiếp theo của cái tiếp theo nữa là cái gì?” Nếu mỗi người chúng ta có thể tư duy độc lập và ngồi xuống suy nghĩ về nó thì chắc chắn đất nước chúng ta thừa người không có việc làm kỷ lục như bây giờ. Lỗi do ai thì mỗi người chúng ta tự đi tìm câu trả lời cho mình nhé.

Qua đó các thực trạng của hệ thống giáo dục của chúng ta, tôi muốn nhắc đến nền giáo dục khai mình. Khai minh là gì, đây là một khái niệm đã được một triết gia người Đức viết năm 1783, ông là Immanuel Kant. Chính Kant là người đã đặt nền móng về giáo dục khai minh cho nhân loại. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều quốc gia xem nó như một kim chỉ nam trong việc phát triển con người mà vai trò chủ yếu chính là giáo dục. Với nền giáo dục khai minh nó có vai trò khai sáng người học. Nó tạo ra những con người biết học biết suy nghĩ một cách độc lập và sử dụng trí tuệ của mình để nhận ra các vấn đề của cuộc sống và giải quyết nó.

Chúng ta đang đi ngược với nó, hàng năm hệ thống giáo dục đào tạo ra rất nhiều tân cử nhân cũng như tân kỹ sư, phần lớn họ thiếu kỹ năng, thiếu khả năng để tự mình dùng lý trí của mình giải quyết chuyện của chính mình. Họ cầm tấm bằng trên tay nhưng họ không có tư duy độc lập. Khi có vấn đề trong cuộc sống của họ điều đầu tiên chúng ta nghĩ đến là ai sẽ giúp chúng ta làm việc này. Hầu hết chúng ta ra sức đá quả bóng trách nhiệm đó sang cho người khác, để họ giải quyết vấn đề của chúng ta. Giả dụ nếu tự trang bị cho bản thân mình kỹ năng tự học thì chúng ta đâu phải đến các trung tâm ngoại ngữ để nhờ họ giải quyết chuyện học tiếng Anh của ta. Nếu chúng ta có kỹ năng mẹ này thì chúng ta đâu vất vả, khổ sở để khi học xong lại rơi vào cảnh không tìm được việc làm. Nếu chúng ta sống trong nền giáo dục khai sáng thì chúng ta sẽ là những con người minh định thế thì chúng ta đâu vất vả và khổ sở để xác định đâu là đúng sai trong cuộc sống này.

Với nền giáo dục khai minh chúng ta sẽ là những con người thực học tức cái mà chúng ta học sẽ được sử dụng ngoài thực tế chứ không phải kêu ca là đào tạo và doanh nghiệp đang rẻ đi hai nhánh khác nhau. Học xong không thể làm việc vì thực tế quá khác so với lý thuyết. Hoặc chúng ta sẽ không phải kêu ca rằng tôi cần phải đi làm đúng chuyên ngành nếu không tôi sẽ không phát triển được. Nhưng với nền giáo dục khai minh sẽ tạo ra những con người đa năng. Bạn đi làm là bạn sử dụng năng lực của mình để giải quyết vấn đề của doanh nghiệp nhưng lối suy nghĩ làm đúng chuyên ngành thì là một trong rất nhiêu phương pháp để giải quyết vấn đề. Bạn nên nhớ và với một vấn đề sẽ có nhiều cách giải quyết khác nhau. Vấn đề nào cũng vậy đều có hai mặt, bề mặt càng lớn thì bề lưng càng lớn. Vậy khi gặp vấn đề các bạn sẽ làm như thế nào? Với những con người trong nền giáo dục khai sáng họ sẽ:

  • Phát hiện vấn đề
  • Suy nghĩ và phân tích về vấn đề đó từ nhiều gốc độ
  • Đưa ra nhiều giải pháp để thực thi và giải quyết vấn đề đó.
  • Triển khai thực thi: đây là một bước rất quan trọng bạn cần phải linh hoạt, mềm mỏng  đôi khi cứng rắn và cần phải nhẫn. Thành công ở mức độ nào tùy thuộc vào bạn.

Chúng ta hay so sánh cách giáo dục con của các nước như Mỹ, Nhật và các bà mẹ Việt Nam. Chúng ta ai cũng muốn con chúng ta tiếp thu điều hay lẻ phải. Chính điều nó là cho chúng ta quan tâm con nhiều hơn, can thiệp nhiều hơn và bảo vệ chúng nhiều hơn. Điều chúng ta đang làm là điều rất dễ, điều khó hơn chính là dạy con chúng ta hiểu được điều hay, hiểu đâu là tốt, đâu là xấu hoặc rèn về nhân cách như tĩnh tâm, điềm đạm thì chúng ta hay tránh, vì các điều đó rất khó. Chửi thề là điều xấu nên để cho con không nói thề nói tục thì chúng ta cấm chúng không được làm; thấy chúng chơi ở những nơi nguy hiểm thì điều dễ là chúng ta cấm chúng không được chơi ở những nơi như vậy hoặc bảo vệ con bằng cách bế con đến nơi an toàn hơn và còn muôn điều mà chúng ta cấm đoán chúng không được làm. Điều khó hơn ở giáo dục là bằng cách nào chúng ta giúp chúng hiểu những điều đó là không tốt, không nên làm thì những lần tiếp theo chúng sẽ tự nhận thức và tránh xa nó.

Vậy đi đâu để tìm nền giáo dục này đây, một nền giáo dục giúp chúng ta suy nghĩ nhiều hơn và cống hiến cho xã hội này nhiều hơn. Các bạn có nghĩ là có phải chỉ ở các nước phát triển như Âu – Mỹ mới tồn tại nền giáo dục như vậy đúng không. Quả thật không sai nhưng các bạn có bao giờ nghĩ rằng ở xứ sở chúng ta cũng có thể phát triển hệ thống giáo dục này nếu chúng ta muốn và quyết tâm. Môi trường tồn tại xung quanh chúng ta là nơi mà chúng ta không thể thay đổi được thì chúng hãy tiếp nhận nó và điều chỉnh mỗi chúng ta theo hướng phát triển mà chúng ta mong muốn.

Nếu chúng ta chịu sự giáo dục của một nền giáo dục không tốt thì không hẳn chúng ta sẽ không tốt. Toàn cầu hóa với biết bao kiến thức của nhân loại có thể tiếp cận một cách dể dàng nếu mỗi chúng ta tự thay đổi và tự phát triển. Lẻ thường chúng ta sẽ than trách số phận, trách hệ thống gây ảnh hưởng chúng ta nhưng điều cẩn đó không thể thay đổi. Vậy nên chúng ta hay thay đổi điều kiện đủ của chúng ta, nó chính là chúng ta muốn trở thành ai, chúng ta có muốn học và phát triển hơn hay không, hay chúng ta chỉ muốn là một sản phẩm không ra gì của nền giáo dục này. Tương lai nằm trong tay chúng ta cả, quan trọng là chúng ta quyết định thực thi nó như thế nào mà thôi. Hãy xây dựng một nền giáo dục khai sáng cho chính mình nhé các bạn.

 

Mr Lias

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


*