Tác dụng, thu hái, chế biến và thành phân dinh dưỡng của dây sương sâm
Người dân thường dùng lá tươi, thu hoạch quanh năm. Lá sau khi thu hoạch rửa sạch, sau đó cho nước vào giã nát hay vò nát lá bằng tay. Vò đến khi nào hết nhớt sau đó cho vào 1 muỗng cà phê bột Nang Mực, trộn đều, dùng khăn lược lấy nước, bỏ xác lá, vớt bọt. Để yên chừng 1 giờ, sẽ được một thau thạch sâm, màu xanh rất đẹp, mùi thơm đặc trưng. để qua đêm sẽ đong đặc lại. (nếu để ngăn lạnh trong tủ lạnh sẽ mau đặc hơn). 100gr lá cho khoảng 2000ml nước có thể nhiều hơn hay ít hơn tùy vào chất lượng của lá. Khi ăn, cho thêm đường. Thạch sâm ăn ngon, bổ, giải nhiệt, nhuận gan, không độc.
Theo các liệu cây thuốc việt nam. Rễ dây sương sâm khi thu hái về, rửa sạch, thái lát, phơi hay sấy khô.Trong rễ xương sâm có alcaloidtetrandrin,isochondrodendrin, homoaromalin, linacin, magnoflorin, protoquecitol, curin…
Công dụng: Rễ sương sâm chữa đau họng, đau lưng, đau bụng, đau dạ dày, tiêu chảy, kiết lỵ, bệnh về gan, trĩ, đau răng, tổn thương do té ngã. Liều dùng: 15g – 20g/ ngày. Dây Sương Sâm rất dễ trồng, sống lâu năm. Dùng nhiều sẽ tốt cho sức khoẻ, chữa được nhiều bệnh, nhất là những người có các bệnh về gan, dạ dày, huyết áp cao do tăng cholesterol….