Thomas Edison với bóng đèn do ông phát minh. |
Edison cần tính dung tích một bóng đèn hình quả lê, ông giao nhiệm vụ đó cho trợ lý Chapton. Hơn một tiếng đồng hồ, Chapton loay hoay mãi với các công thức dày đặc mà vẫn chưa ra. Edison đi qua, nói: “Có gì phức tạp lắm đâu!” Ông mang chiếc bóng ra vòi, hứng đầy nước và nói với Chapton: “Anh đổ vào ống đo, xem dung tích là bao nhiêu. Đó là dung tích của bóng đèn”.
Chapton vỗ trán: “Chà, thật đơn giản, có thế mà mình nghĩ mãi không ra”. Chapton đã tốt nghiệp khoa Toán, Đại học Primton, lại tu nghiệp một năm ở Đức, còn Edison mới chỉ học 3 tháng tiểu học, sau đó tự học với mẹ mình.
Câu chuyện trên đây giúp chúng ta hiểu đại khái thế nào là “trí thông minh”. Nó không ngang bằng với trí thức. Rõ ràng Chapton có tri thức chuyên môn cao hơn Edison nhiều. Ông ta căn cứ vào các công thức toán học để tính dung tích bóng đèn, nhưng không nghĩ ra được cách đơn giản như Edison. Phản ứng nhạy bén của Edison phản ánh trí thông minh của ông, được xây dựng trên cơ sở tri thức rộng. Sự thông minh đó có thể gọi là trí thông minh mạnh.
Vậy trí thông minh là gì?
Các nhà tâm lý học có những quan điểm khác nhau và giải thích khác nhau về vấn đề này, nhưng đều có chung một nhận định: Trí thông minh không phải là một năng lực đơn độc, nó là sức mạnh tổng hợp của nhiều loại năng lực. Theo điều tra tâm lý và quan điểm của các nhà tâm lý học Trung Quốc, trí thông minh chúng ta nói ở đây bao gồm khả năng quan sát, khả năng của trí nhớ, sức suy nghĩ, óc tưởng tượng, kỹ năng thực hành và sáng tạo. Trí thông minh chính là sự phối hợp tốt các năng lực đó để làm thành một kết cấu hữu hiệu.
Kết cấu trí thông minh cũng ví như một chiếc xe đạp. Nó được lắp ghép bởi những phụ tùng chủ yếu như khung, bánh xe, trục giữa, moayơ, đùi đĩa… Có thể phụ tùng đều rất tốt, nhưng nếu lắp ghép xộc xệch, xe đi vài hôm sẽ hỏng, thậm chí không đi nổi. Cho nên xe phải đi ít lâu, được điều chỉnh lại, mới có thể bon bon trên đường một cách êm ru. Nếu có phụ tùng nào đó bị hỏng, sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ xe.
Kết cấu của trí thông minh cũng vậy, chúng ta cần làm cho mọi năng lực của chúng ta đều được phát huy đầy đủ, và nâng cao dần, đồng thời làm cho những năng lực đó (quan sát, trí nhớ, suy nghĩ, tưởng tượng, thực hành, và sáng tạo) phối hợp đồng bộ, hoạt động đều.
Có bạn nhỏ có trí nhớ không được tốt lắm liền nghĩ là do trí thông minh của mình quá kém, mất đi tự tin trong học tập. Thực ra trí nhớ và trí thông minh là hai thứ riêng biệt. Trí nhớ là một quá trình tâm lý, nó là phản xạ có điều kiện được hình thành trong não bộ bởi sự vật bên ngoài và tư duy của bản thân. Nói một cách đơn giản, nó là sự tái hiện và bảo tồn công việc. Trí lực (trí thông minh) còn gọi là trí năng là giải quyết vấn đề mới bằng cách vận dụng tri thức và kinh nghiệm của mình, từ đó có khả năng học được những tri thức và kinh nghiệm mới.
Trí thông minh của con người khác nhau trong tuần giai đoạn tuổi tác, thời kỳ trí thông minh phát triển nhanh nhất là 18 tuổi, từ 18-35 tuổi là lúc trí thông minh phát triển đạt tưới mức cao nhất. Từ 30 đến 60 tuổi là lúc ổn định nhất, từ sau 60 tuổi trí thông minh bắt đầu giảm dần. Trí thông minh phát triển cùng với sự tăng thêm của tuổi tác, được thể hiện ra từ thấp đến cao rồi lại giảm dần từ cao đến thấp. Trí nhớ kém không có nghĩa là kém thông minh, chỉ có những người có trở ngại hoặc khiếm khuyết trong khả năng hoạt động trí tuệ, dẫn đến gặp khó khăn trong việc thích ứng với hoàn cảnh. Như vậy mới gọi là trí thông minh kém. Sự tồn tại của trí thông minh và trí nhớ tất nhiên có liên quan đến nhau.Các bạn nhỏ tuyệt đối đừng vì thế mà mất lòng tin vào bản thân |