Đó chính là giá trị của tư tưởng, và tôi cũng tin rằng, loài người đã có hơn 2000 năm suy ngẫm, suy ngẫm để hành động, bằng cách này hay cách khác, chúng ta buộc phải hành động, đây là kỹ nguyên của hành động chứ không phải của tư tưởng, chúng ta có quá nhiều tư tưởng, để đến nổi, tư tưởng trở nên rẻ mạt và thoái hóa, để có thể bị lạm dụng cho những hành vi xàm xí rẻ tiền mạt hạng, để người ta có thể với tay hớt một vùng chữ nghĩa mà múa may quay cuồng.
Tôi tin rằng việc nói lên chính kiến của mình là điều cần thiết, cũng như những bông hoa nở ra tô điểm cho cuộc đời. Có ai hiểu rằng, những đóa ra có mặt trên cõi đời ngoài những giá trị vụn vặt ra chúng còn mang đến cho đời sống những ý nghĩa thanh tao và hướng thiện đến dường nào. Người ta có thể chà đạp lên lẫn nhau, nghiến nát tình yêu của nhau, nhưng hiếm có ai có thể nhẫn tâm chà nát một đóa hoa tươi tắn dưới lòng bàn chân..
Trái đất vẫn còn non trẻ, và tôi tin rằng loài người cũng còn rất non trẻ, chúng ta tiến hóa qua mỗi vòng đời chứ không hẳn chúng ta tiến bộ qua từng tháng ngày có mặt trên mặt đất, sự tiến bộ này của từng con người là một tài sản hồi môn quý giá cho vòng đời tiếp sau.. điều đó không đồng nghĩa với việc mỗi con người trong chúng ta còn ngây thơ thánh thiện. Chúng ta đã thấy, và đã cảm nhận con người ngày nay khô héo như những cái cây trên sa mạc, chúng ta trở nên kiệt quệ và rệu rã, khô đét trong nguồn suối tình yêu. Con người trở nên nhỏ bé và hèn hạ trong những ton hót xu thời, chúng vồ vập những cảm tình, chúng vội vã bám lấy mọi ý nghĩa hiện hữu trước mặt và đang vây quanh, chúng tạo ra những giá trị tức thời, một thứ thức ăn nhanh của tinh thần được ưu chuộng. Như một cái cây , hiển nhiên, chúng bám lấy và gắn chặt mình vào mặt đất
Trong kinh tế, người ta tin rằng quy luật 80-20 về tài sản vẫn còn đúng trong những năm sắp tới. Tôi còn tin rằng tỉ lệ này còn đúng với những giá trị tinh thần, có nghĩa là chỉ 20% nhân loại nắm giữ những giá trị văn hóa nghệ thuật tư tưởng, thậm chí còn ít hơn nữa.
Ở một xã hội độc tài và chuyên quyền, với chế độ kìm kẹp sự phát triển về nhận thức, quy luật 80-20 bị áp dụng một cách triệt để, về tài sản , gia cấp thống trị, băng đảng, nhóm lợi ích và con ông cháu cha hiển nhiên được lọt vào top 20 một cách dể dàng và suôn sẽ, không cần nhiều đến nghị lực và sự thông minh, không cần chiến lược đột phá và tư duy kinh tế, chỉ cần có dòng máu tiên rồng và một cái miệng của con sâu, con tằm, những miệng mồm to hơn cơ thể của chúng.
Về tri thức, văn hóa hay nghệ thuật, tư tưởng triết học, mặc dù họ là giai cấp thiếu vắng trầm trọng về nhận thức, hoặc về não bộ có sự tính toán keo kiệt một cách nghiệt ngã mà đấng sáng tạo tạo ra để chúng ta tìm hiểu nguyên cớ ẩn tàng, giả thuyết mắc một chứng bệnh phân hủy nơ-tron thần kinh nhưng mặc nhiên họ quyết định và định hướng tất cả các giá trị tinh thần cho xã hội ấy.
Điều này không có nghĩa rằng chúng ta bi quan về hiện trạng đất nước đó, chỉ cần 5% thành phần ưu tú của dân tộc cùng có những hành động thiết thực xây dựng và phát triển những giá trị tốt đẹp cốt lõi của đời sống.
Lạm bàn về một xã hôi như trên, để khẳng định tôi tin rằng, điều này sẽ có thể sẽ trở thành hiện thực: một xã hội tốt đẹp hơn, bởi không chỉ riêng một đất nước, một dân tộc, mà với cả nhân loại , những con người thay đổi nhận thức và xây dựng những giá trị cho đồng loại chỉ chiếm 5% dân số có số tuổi qua dậy thì. May mắn hơn, chúng ta biết rằng, hơn 50% dân số đều là những đứa trẻ, trong sáng_ham học hỏi và tinh thần hướng đến sự khẳng định giá trị bản thân.
Bạn đã từng tưởng tượng mình chứng kiến những dòng hải lưu , những dòng phù sa khởi từ cơn lũ, tôi đang cố tưởng tượng rằng những hình ảnh của sự hòa tan, giữa những giọt màu và ly nước trong vắt, sự chập choạng giữa sáng và tối, giữa thiện và ác. Tôi tin rằng, ở buổi hoàng hôn cuộc đời, bạn sẽ biết rằng, loài người là loại đông vật thiếu chính kiến nhất, mặc dù chúng ta hay suy tư và nghiền ngẫm về hiện tượng, về cái đẹp, cái ác cái thiện, về chân lý. Thậm chí, chúng ta hay nói về chúng, như thể sỡ hữu và làm chủ được mọi thứ hay ho, và một ngày, đứng trước sự lựa chọn, thậm chí không có khoảnh khắc ngập ngừng, bạn sẳn sàng hành động đi ngược lại với những suy nghĩ tốt đẹp của bạn trước đó. Điều khôi hài hơn, bạn luôn có lý lẽ để biện minh cho sự vô liêm sĩ của bạn, đầy trân tráo và trịnh trọng, và bạn sẳn sàng tấn công kẻ nào nói lên điều sai quấy đó. Bạn trở thành một hiệp sĩ gàn dở của chính mình, với giáo mác và thủ đoạn tinh vi, bạn chiến đầu để bảo vệ sai lầm của chính mình đến hơi thở cuối cùng.
Tôi tin rằng, một người tự trọng, sẽ chẳng bận tâm nhiều vào những thứ vặt vãnh như vậy, nhưng với lòng mẩn cảm, họ sẽ cảm thấy xót xa cho bạn, và cho chính họ vì đã lỡ duyên cùng bạn trên một nẻo đường.
Tôi tin rằng, giữa sự chập choạng ấy, những con người trên cao, gieo mình như dòng thác, vận dụng tấc cả sức mạnh của mình vào hành động, họ gieo vào lòng người khác những cơn bão tự vấn, quán chiếu, hoài nghi, và sau đó, dòng đời lặng yên gạn đục khơi trong, chân lý sẽ dần hiển lộ. Đó chính là giá trị của tư tưởng, và tôi cũng tin rằng, loài người đã có hơn 2000 năm suy ngẫm, suy ngẫm để hành động, bằng cách này hay cách khác, chúng ta buộc phải hành động, đây là kỹ nguyên của hành động chứ không phải của tư tưởng, chúng ta có quá nhiều tư tưởng, để đến nổi, tư tưởng trở nên rẻ mạt và thoái hóa, để có thể bị lạm dụng cho những hành vi xàm xí rẻ tiền mạt hạng, để người ta có thể với tay hớt một vùng chữ nghĩa mà múa may quay cuồng.
Tôi tin rằng, số ít người là ngu ngốc và tàn độc, tuy nhiên, đời sống đã chứng minh điều ngược lại, chúng ta hay khốn khổ và oán trách, va chạm vào nhau và xé toạc nhau khi gần gũi, điều này chỉ có thể lý giải con người là thứ dể ô nhiểm nhất với những thứ xấu xa. Không phải vì chúng ta yếu đuối, dể lung lạc, cho dù đó là một sự thật hiển nhiên thì đó không là lý do để chúng ta sa đọa. Đơn giản hơn, đó là những khoái cảm. Những cái xấu xa đê tiện, những dục vọng bạo lực, những khuôn mặt khác lạ mà chúng ta bị lớp người đi trước ẩn giấu vì tính lo xa tình mẫu tử, nó mang lại khoái cảm dựa trên ham muốn tự do giải thoát, muốn vượt ra khuôn phép một cách dối trá và dể dàng. Mối dây liên hệ tâm lý bầy đàn cộng sinh và ước vọng giải thoát tính cá nhân đẩy chúng ta vào những bi kịch, có tính chất thơ mộng hơn, nó không còn là dự phóng cao cả về sự giải thoát, nó còn là một cơ hội, một kẻ hở, một cái bẫy tinh vi của đời sống mà sương mù tri thức sinh ra những ảo ảnh hoang dại.
Tôi tin rằng, cái xấu, cái ác và những khoái cảm của nó cần được phô bày rõ nghĩa, để chúng không còn được tăng thêm sự quyến rũ lạ lùng của những thứ ma túy nguy hiểm và ẩn mật. Có nghĩa là chúng sẽ đứng riêng biệt trong giá trị phản tỉnh mà nó mang lại cho đời sống, chứ không còn là thứ để chúng ta ngấm ngầm cổ vũ. Không phải là sự thiện mỹ ở đời không thể trơ trọi giữa trần thế, mà cõi đời này đã cho ta thấy rằng, mọi sự chiến đấu và va chạm, cọ xát mình để chỉ để trở nên mạnh mẽ hơn, giá trị hơn, tốt đẹp hơn.
Phải chăng, cuộc đời chúng ta quá ngắn và tôi đã quá dông dài để nói về những điều không hợp lỗ tai, chính vì nó quá ngắn, bạn sẽ chẳng kịp để chút gì của mình tồn tại lâu dài với thời gian, bạn chỉ là một dấu chân lẻ loi trên sa mạc, bạn chỉ là một lời kinh bát nhã, sẽ tan biến một cách nhẹ nhàng như những cánh bồ công anh trong gió. Vì vậy, tôi tin rằng chúng ta cần phải suy ngẫm và tự vấn, chúng ta không cần tư tưởng của kẻ khác, chúng ta không cần sống dựa vào tư tưởng triết gia, nhưng ít nhất chúng ta cần suy ngẫm và tự vấn, chúng ta cần quán chiếu thế giới một cách chậm rãi. Giống như câu chuyện ngụ ngôn về chiếc rìu, chúng ta cần mài chúng thật bén để đốn một thân cây lớn, thay vì miệt mài với việc đốn hạ, chúng ta sẽ dành thời gian để chiêm nghiệm, thưởng thức, và đốn, và hành động một cách thông minh duyên dáng hơn.
Bạn sẽ sống một đời sống chân thật hơn, đẹp đẽ hơn khi bạn biết sống cho.
Nguyễn Việt Triều