YOGA

Đời người trên trần thế phải chăng chủ yếu bất hạnh đau buồn? Câu hỏi ấy xem ra ngay từ xa xưa đã ám ảnh các nhà tưởng Ấn độ. Câu trả lời của hầu hết các nhà thông thái kia : ĐÚNGTHẾ! Theo truyền thống Ấn độ, tìm cách đạt đến trạng thái hoàn toàn giải thoát được những bất hạnh đau buồn công việc trọng đại của triết học Ấn độ. Trạng thái đó được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như: Moksha, mukti, kaivalya, apararga, nirvana v.v… tuỳ theo từng trường phái khác nhau nên tên gọi khác nhau, còn triết học thì được gọi tatvajnana hay darohana. Những từ trên cùng tả một trạng thái như nhau hay không thì còn chưa , song từ nào cũng nói đến sự giải thoát khỏi mọi tai ách.

Khái niệm cho rằng tai ách yếu tố chủ đạo trong đời sống của con người, vốn rất phổ biến trong triết học Ấn độ, thực tế thể xem khởi điểm của các tiền đề triết học. Tai ách của con người xưa nay vẫn được chia ra thành ba loại sau đây.

1/ Điều kiện thể chất trí tuệ của mỗi nhân, chẳng hạn như yếu tố sức khoẻ, bệnh tật, những cảm xúc như sợ hãi, giận dữ, đau buồn, lo lắng v.v…
2/ Tai ách của một cá thể nảy sinh bởi hành động tàn hại của một cá nhân khác, của súc vật, côn trùng v.v…
3/ Tai ách không phải do một cá thể gây ra, thường là người ta không kiểm soát được như: Động đất, lụt lội, nạn đói kém, dịch bệnh v.v…

Bị tác động bởi ba thứ tai ách trên, người ta phải suy nghĩ và hành động theo cách nào để rồi rốt cuộc có thể khắc phục được chúng. Dĩ nhiên phản ứng trước tiên của người ta xuất phát từ lĩnh vực kinh nghiệm và dựa trên cảm giác phòng ngừa thông thường. Ví dụ, người ta làm việc để khỏi bị nghèo đói, uống thuốc để chữa bệnh, xây nhà cửa để ở, mở mang công nghệ, khuếch trương các trung tâm sản xuất v.v… để mưu cầu một cuộc sống tốt đẹp cho các thành viên trong xã hội. Ngoài ra người ta còn tham gia các tổ chức, các chính đảng, các tôn giáo, các môn phái, các phe nhóm khác nhau nhằm chế ngự nỗi sợ hãi trước hiểm hoạ. Bên cạnh những biện pháp có ý thức đó, nhất là khi chúng tỏ ra không đầy đủ hoặc không hiệu lực, họ bèn quay sang với tôn giáo, với các Guru, với các ông đồng bà cốt và các đạo trưởng, rồi họ phải bị chìm đắm trong ngâm nguyện, si mê, lễ bái…Tuy nhiên, nhìn chung cả hai cách kia đều không đủ sức xua tan hết các đau buồn một cách dứt điểm, giống như nhờ uống thuốc mà người ta tạm thời khoẻ mạnh, song có khi sau đó lại mắc vào các chứng bệnh khác. Nói tóm lai, các tổ chức tôn giáo và việc điều trị đều không thể làm cho người ta hoàn toàn có thể yên tâm, nên có thể người ta sẽ phải chạy hết thầy thuốc này đến thầy khác, hoặc tìm hết cách này đến cách khác.

Người ta nhiều khi khẳng định rằng với những tiến bộ lớn lao của khoa học có thể đem lại hạnh phúc cho con người, chẳng hạn người ta nghĩ rằng với đường lối đúng đắn, y học có thể giúp cho con người có khả năng muốn sống bao lâu cũng được, vật lý có thể mở đường cho họ qua không gian đến với các thiên thể, rằng chắc chắn sẽ có một ngày trong tương lai không xa con người có thể quản lý, có thể kiểm soát được hoàn toàn sức mạnh của thiên nhiên.

Từ chỗ đó, nhiều người cho rằng khoa học là một công cụ cực kỳ mạnh mẽ trong bàn tay của con người, chẳng mấy chốc sẽ trừ hết các đau khổ và bất hạnh. Nhưng nói như vậy thì e rằng hơi quá đáng. Một điều hiển nhiên là các phát minh khoa học đã có những đóng góp khổng lồ, làm cho cuộc sống chúng ta trở nên đỡ vất vã hơn, song rõ ràng khoa học là quá trình thu thập và xử lý thông tin, mà một thông tin đơn thuần thì dù có được xử lý tinh vi đến đâu đi chăng nữa cũng không và không thể diễn giải được nỗi khổ đau và bất hạnh của con người. Nếu vấn đề đó là hậu quả những sức mạnh của thiên nhiên hay xung quanh ta thôi, hẳn là khoa học có thể là công cụ thích hợp để khắc phục những tai ách đó.

Những vấn đề này có lẻ là bắt nguồn từ thế giới nội tâm của chúng ta, là thế giới quan riêng biệt của chúng ta. Thực sự đó là vấn đề phải tự hiểu mình và cách xử thế của mình trong đời sống hàng ngày, những lo lắng và ước vọng, niềm tin và hoài bão, những đam mê và xúc cảm, và nói cho cùng là những gì ta làm đối với những người xung quanh và môi trường bên ngoài. Bởi vậy, nếu ta không hiểu đến nơi đến chốn cách nhìn sự vật và phản ứng trước những điều diễn ra bên trong và xung quanh ta, sự thu thập đơn thuần các thông tin về thiên nhiên bên ngoài mà lại toan tính chinh phục nó thì sẽ chẳng đi đến đâu cả. Giả sử con người có đến được mặt trăng hay đến được một hành tinh xa xôi nào đó trong vũ trụ và sinh sống ở đó, hoặc giả những tiến bộ sắp tới của sinh học có cho phép người ta sống bao lâu cũng được, thì liệu những kiến thức đó có làm cho cuộc sống của con người hạnh phúc hơn và yên ổn hơn không? Niềm tin rằng nếu được thông tin đầy đủ chúng ta có thể chiến thắng được đau khổ và chiến tranh, chắc hẳn sẽ đưa ta vào ngõ cụt. Xin trích dẫn một đoạn kinh Sheuti: “Tri thức đôi khi còn nguy hiểm hơn sự ngu muội vì sự ngu muội đàng nào cũng đi vào bóng tối, còn những kẻ vênh vang với tri thức của mình thì rốt cuộc sẽ đi đến chỗ tối tăm hơn”.

Thực ra vấn đề không phải là chinh phục thiên nhiên bên người hay thế giới xung quanh, mà phải là chinh phục ngay chính bản thân mình, chế ngự được những đam mê, dục vọng, cảm xúc và những bất đồng quan điểm. Muốn được như vậy cần phải có một cái gì căn bản hơn những điều hoa học kỹ thuật hiện đại mang lại cho chúng ta, chỉ có thế sự khủng hoảng hiện tại của loài người trên khắp thế giới mới giải quyết được. “MUỐN ĐEM LẠI SỰ BÌNH AN CHO THIÊN HẠ, MỖI NGƯỜI PHẢI TỰ BÌNH AN TRƯỚC ĐÔ. Sự bình an bên trong và xung quanh mỗi người có lẽ là mục đích lớn lao nhất của YOGA.

Vì vậy YOGa là một phương pháp mang lại hiệu quả nhất cho những ai đang bị trăn trở bởi những ước vọng và khổ đau. YOGA xứng đáng được đề cao trong tất cả hệ thống triết học ở Ấn độ. Nó thực sự là phương thuốc mầu nhiệm để loại trừ những khổ đau và bất hạnh của con người. Đến đây ta hãy xem YOGA thực chất nó là gì, nó có thể đem lại điều gì để cải thiện cuộc sống của mỗi người trong chúng ta, cũng như những ý nghĩa gì mà thông qua YOGA ta có thể đạt được nhiều mục đích.

Từ “YOGA” nói chung được gọi là đồng nghĩa với sự tiếp thu và thể hiện sức mạnh siêu nhiên. Người ta quen nhìn nhận YOGA như một cái gì đó rất huyền bí, cao siêu mà một người bình thường khó có thể đạt được. Ngày nay người ta thường nghe ai đó tự xưng là YOGIS, họ biểu diễn các màn như đi trên than hồng, nằm ngửa cho xe lu cán qua người, hay uống axit đậm đặc v.v…đối với những dạng YOGA này, chắc chắn không thể đại diện cho YOGA truyền thống của Ấn độ cổ, xem ra có nhiều người khi khi nghe nói đến YOGA là họ lập lức nghĩ ngay đến các người này. Người ta còn cho rằng YOGA không phải là dành cho những người thường, rằng chỉ những ai dám ròng rã nhiều năm lánh đời hoặc một hang động nào đó để dụng công khổ luyện mới mong được thành tựu YOGA. Có nhiều người cho rằng đây là con đường đầy chông gai nguy hiểm, với những ai thiếu sự bền chí thì hãy tránh xa. Cũng lạ là những ý kiến cực đoan như vậy lại rất phổ biến ngay cả trên quê hương của YOGA. Thực chất nếu xét cho kỹ ta sẽ thấy những ý kiến trên đều ít nhiều có việc sai lầm. Tuy nhiên cái khó hiện nay là ở chỗ YOGA phần lớn nằm trong tay những người kém cõi, người ta đến với YOGA thường là họ không thành công trên các lĩnh vực khác. Tình trạng đáng buồn ấy chỉ có thể thay đổi một khi có những người thông minh, có đạo đức nghiên cứu vào lĩnh vực YOGA.

Từ YOGA có từ lâu, lâu hơn hệ thống triết học mang cái tên này. Lần đầu tiên từ “YOGA” được dùng đến là trong kinh Vệ Đà, nó có nghĩa là ràng buộc các vật vào với nhau. Từ này có nguồn gốc từ tiếng Phạn, “Jujir” có nghĩa là chấp lại, hoặc nối lại. Nhưng sau đó có một ý nghĩa khác được gắn vào thuật ngữ này, chữ “Yuj” có nghĩa là kiểm soát ý thức. Đến đây ta sẽ xem xét lại từng loại và từng định nghĩa của YOGA được tìm thấy trong các kinh sách Ấn độ cổ. Các định nghĩa đó rất nhiều nên ta chỉ có thể nêu ra một vài định nghĩa điển hình mà thôi. Trong kinh Kathopanishad định nghĩa YOGA là “MỘT TRẠNG THÁI TĨNH TẠI VÀ KIỂM SOÁT ĐƯỢC CẢM GIÁC VÀ Ý THỨC, KHI ĐẠT ĐƯỢC ĐIỀU ĐÓ NGƯỜI TA TRỞ NÊN HOÀN TOÀN TINH KHIẾT, SẠCH HẾT MỌI TỘI LỖI”. Ý thức của chúng ta thường chạy theo những lạc thú của thế gian, trong khi đó ý thức của nhà YOGIS không bị các cảm giác chi phối bởi lẽ nó đã được giải thoát mọi sự ham muốn. Và làm thế nào để đạt được trạng thái đó, chúng ta hãy tiếp tục tìm hiểu và nghiên cứu thêm.

Trong kinh Shvetashvatara Upanishad đã mô tả những phẩm chất của một nhà YOGIS có thân thể sáng rực lên trong ngọn lửa YOGA, và nói rằng bệnh tật, tuổi già khó có thể đến với họ. Thân thể họ rất mềm mại và khoẻ mạnh, ý nghĩ của họ dứt bặt những ham muốn tầm thường của thế gian. Còn nhiều đoạn trong kinh sách YOGA có nói đến các phẩm chất này của các bậc thầy cao đức trọng. Những mô tả đó cho thấy rằng các nhà YOGIS là những người có thân thể và trí óc tinh khiết nhờ tập luyện YOGA. Bất kỳ những ai thực hành đúng các bài tập YOGA đều có thể chiêm nghiệm những hiệu quả mà YOGA đem lại. Thực tế nó là như vậy, bởi vì YOGA không phải dành riêng cho một vài người có duyên may hay một bậc cao nhân nào đó, mà nó thực sự là một lợi ích rất lớn lao cho bất kỳ ai, chuyên cũng như không chuyên, tôn giáo hoặc không tôn giáo đều có thể thành công trên lĩnh vực YOGA.

Trong các kinh của tôn giáo, nhất là đối với Phật giáo, cuộc đời được xem như là “bể khổ trầm luân”. Con người từ lúc sinh ra đời cho đến lúc chia tay rời khỏi thế gian đều phải chịu cảnh sống trong bể khổ ấy. Song ở trong kinh Yogavasista Yoga được nhắc đến như một cứu cánh để sang bên kia bờ khổ. Các hành giả YOGA là những người đã gạt bỏ được mọi sự ưu tư, phiền muộn và đã bước qua khỏi chỗ tối tăm mãi mãi.

Ở trong kinh Gita, có ba định nghĩa về YOGA. Đây là một cuốn kinh có lẽ là rất phổ biến nhất trong các cuốn kinh nói về YOGA. Theo định nghĩa thứ nhất, YOGA là một trạng thái trung gian mà ở đó, sự đối kháng giữa thành công và thất bại không khác nhau mấy. Đối với những triết gia, thì quan điểm này có vẻ khá lạ lùng và nghịch lý. Người ta tự hỏi nếu một người nào đó mà coi thành công và thất bại cũng như nhau thì nó là cái giống gì? Thông thường con người ta luôn mong muốn được thành công và rất sợ thất bại, vậy thì một người tập theo YOGA họ có ý nghĩa thế nào đối với gia đình và xã hội nếu họ xem thành công hay thất bại đều cũng như nhau? Làm sao anh ta có thể sống trong một xã hội đầy bon chen này? Sự thật ra ý nghĩa này rất là thâm sâu, người tập YOGA đến một trình độ nhất định nào đó họ sẽ không còn kẹt trong vòng đối đãi, tranh chấp nhị nguyên, có nghĩa là “thành công cũng không mừng và thất bại cũng không buồn”. Vì vậy mới có câu thành công và thất bại cũng như nhau là vậy đó.

Ở đây ta có thể ghi nhận một điểm là, theo kinh Gita các hành giả YOGIS là người đã giác ngộ. Người đó không còn có gì cần phải đạt đến nữa, người đó đã dứt bặt những ham muốn. Dù rằng họ đã đạt tới cảnh giới đó nhưng không vì thế mà họ từ bỏ và trốn tránh chuyện thế gian, mà trái lại họ vẫn tiếp tục làm việc vì hạnh phúc của toàn xã hội. Họ vẫn sống và cống hiến, vẫn tiếp tục công việc nhưng không màng đến sự thoả mãn khi thành công.

Hầu hết chùng ta đều bị chi phối bởi cảm giác thoả mản trước sự thành công trong công việc của mình. Ta luôn luôn mong được thăng tiến trong địa vị và danh vọng, ta luôn luôn muốn mình trở thành người quan trọng và được mọi người kính nể. Nhưng đối với một nhà YOGIS, họ không bị ảnh hưởng bởi những điều đó, họ không bị xao động ngay cả trước một nỗi bất hạnh khóc liệt nhất. Điều này đã được diễn tả một cách rõ ràng và súc tích trong một định nghĩa khác về YOGA trong kinh Gita. YOGA được định nghĩa là một trạng thái không còn ưu tư, sầu muộn. Kinh Gita nói rằng “khi người YOGIS đạt đến trạng thái tột cùng đó, thì họ không còn điều gì lớn lao hơn cần phải đạt nữa.”

Tuy nhiên có thể nói rằng trong tất cả các định nghĩa trên, YOGA là một cái gì nó cao xa quá, khó có thể đạt được, có nghĩa là cái đích của YOGA ngoài tầm tay của người phàm phu. Cũng một khó khăn như thế được nói lên trong định nghĩa YOGA trong cuốn YOGA SUTRA của PATANJALI, một cuốn được xem là trước tác quan trọng nhất của triết học YOGA. PATANJALI cho rằng “YOGA là một trạng thái mà mọi ý nghĩa đều bị tịch diệt và ý thức được hoàn toàn đổi mới”. PATANJALI còn khẳng định rằng YOGA có 8 phần, mà khi đã làm chủ được từng phần và đi đến toàn phần thì rốt cuộc sẽ đạt đến trạng thái ấy. Câu nói này là kim chỉ nam, là điểm tựu đem lại hy vọng cho mọi người, vì lẽ bất kỳ một người tập YOGA nào cũng đều có thể làm chủ được 8 phần của YOGA nhờ tập luyện theo một quy trình đúng đắn.

Bất cứ một người nào cũng có thể đến được cái đích của YOGA chỉ khi nào đã có hai phẩm chất quan trọng như trên làm khởi điểm.

1/ VAIRAGYA: Nghĩa là không tham vọng, đối ngược với RAGA là si mê. Ý nghĩa của VAIRAGYA là loại bỏ mọi ước muốn. Nhờ tuân thủ theo VAIRAGYA người ta mới giữ không cho đầu óc mơ tưởng tới những khoái lạc của thế gian, nhờ vậy mà đầu óc luôn luôn tĩnh tại, an lạc.


2/ ABHYASA; Có nghĩa là tĩnh tâm. Điều này có thể đạt được bằng những phương pháp khác nhau tuỳ theo căn cơ của mỗi người. Những cách này được biết dưới dạng các loại YOGA khác nhau, tuy có vẻ riêng biệt và khác nhau lúc ban đầu, song đều đưa đến một một đích chung đó là MUKTI.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


*