Những nét giống nhau và tương đồng giữa Yoga và Đạo Phật sẽ được trình bày tóm tắt dưới đây.
1. Mục đích của Yoga là đạt tới tam muội (Samadhi ), tương đương với bậc A la hán của đạo Phật. Cũng không có gì cản trở các hành giả Yoga (yogi ) đạt được pháp thân hoặc thân kim cương như của Đạo Phật.
2. Cả Yoga và Đạo Phật điều có quan điểm thể giới này là ảo mộng.
3. Yoga và Đạo phật đều có chung quan niệm về Chân không (shoonya )
4. Yoga và Đạo Phật đều cho là thân này là vô thường.
5. 5 điều giữ giới của Yoga và Đạo Phật đều tương tự nhau.
6. Muốn đạt được tam muội các hành giả Yoga và Đạo Phật đều không được chấp vào thế giới này (Vairagya ) và đều không được tham, sân, si.
7. Để giải thoát khỏi vòng luân hồi, các hành giả Yoga và Đạo Phật đều phải qua giai đoạn hỏa xà (kundalini ) đi lên các luân xa (chakras ) cao, cuối cùng lên đến luân xa Ngàn cánh hoa sen (Sahasrara ).
8. Phần lớn các pháp của Mật tông chính là các pháp Yoga (yoga Tây tạng ).
9. Pháp môn Kala chakra của Mật tông thì rõ ràng là Yoga Mật chú.
10. Pháp Tịnh độ của Đạo phật chủ yếu dựa trên yoga mật chú (yoga mantras ).
11. Thiền tông của Đạo Phật tương đương với một phần của Yoga vua (Raja yoga ). Trong thiền tông không có các pháp chủ động làm tĩnh tâm của yoga vua như bế ngũ quan (pratyahara ), tập trung tâm trí (dharana ).
Có nhiều nét tương đồng đến thế giữa Yoga và Đạo phật cũng không có gì là ngạc nhiên vì quy luật phát triển tự nhiên chỉ có một.
Yoga bắt nguồn từ Ấn độ khoảng 7000 năm trước, còn Đạo Phật xuất phát từ Ấn độ khoảng hơn 2500 năm trước.
Sai lầm khép kín mình trong môn phái riêng, cho môn phái mình tu là nhất, đã được cảnh báo trong kinh sách của Đạo Phật. Phải chăng các hành giả của Tịnh độ hay Thiền tông cũng nên tham khảo các pháp của Mật tông hay luyện tập thêm Yoga vừa khỏe người, trường sinh vừa tăng cường mức độ tinh tiến của mình.
Người viết bài này đã thấy một số tỳ kheo và ni đi học các lớp đào tạo giáo viên yoga ở Ấn độ, nhưng bây giờ việc đào tạo giáo viên Yoga tầm cỡ cuốc tế có thể tiến hành ở Việt nam. Các học viện, các thiền viện Phật giáo có thể nghiên cứu đưa vào thực tế những pháp hữu hiệu hơn, hoặc những phương pháp tiếp cận mới dễ phổ biến, thực hành hiệu quả hơn, làm phát triển Đạo Phật của nước nhà.
Sưu Tầm