TỤNG KINH CHỮA” HÁT I VÊ VÀ ẾT”

[VŨ MINH TIẾN]

“Nghiên cứu ứng dụng Phật pháp trong hỗ trợ điều trị bệnh nhân HIV/AIDS” – thoạt nghe tên công trình nghiên cứu này, chúng tôi bất ngờ bởi sự “hoang đường” của một đề tài khoa học, bởi căn bệnh thế kỷ làm nền y học thế giới “vã mồ hôi hột” trong nhiều thập niên qua lại có thể bị chặn đứng bởi một giải pháp mang đậm màu sắc tâm linh

Tụng kinh niệm Phật.

Tuy nhiên, khi tiếp xúc trực tiếp với những người đã dày công xây dựng công trình này mấy chục năm qua, với những người bệnh đang trực tiếp điều trị, niềm tin của chúng tôi bắt đầu được nhen nhóm. Đương nhiên, muốn khẳng định đây là một phát hiện có giá trị khoa học và để áp dụng rộng rãi được trong cộng đồng thì công trình này cần phải có thêm nhiều kết quả thực nghiệm ở mức độ cao hơn bởi các cơ quan chức năng uy tín.

Cuộc gặp gỡ của hai người phụ nữ kỳ lạ

Bà Lê Thị Tâm có khuôn mặt đôn hậu, mái tóc bạc trắng. Tuy đã ngót 80 tuổi nhưng dáng đi của bà vẫn còn rất nhanh nhẹn, trí tuệ sắc sảo và mẫn tiệp. Nếu chỉ nhìn vào dáng vẻ bề ngoài của bà, khó ai có thể tin rằng, bà đã không dưới một lần đối diện với tử thần vì bệnh tật. Bà từng mắc đến 15 loại bệnh, trong đó có căn bệnh nan y: ung thư cổ tử cung. Có đận, khối ung thư trong người vỡ ra, người nhà đã chuẩn bị lo hậu sự nhưng chẳng hiểu có phép mầu gì mà bà lại vực lên được rồi lần hồi tự chữa bệnh cho mình và đã khỏi được bệnh. Hỏi về bí quyết chiến thắng nhiều cơn bạo bệnh, bà chỉ nói ngắn gọn: “Phật pháp nhiệm mầu”.

Bà Lê Thị Tâm – người đã chiến thắng bệnh tật nhờ tụng kinh niệm Phật

Gần 30 năm trước, khi đang giữ chức Trưởng ban giám sát điện năng của quận Hai Bà Trưng, Hà Nội thì bà Tâm bị bệnh thiên đầu thống. Khi bệnh này còn chưa khỏi thì bà lại mắc thêm bệnh máu nhiễm mỡ, viêm gan mãn tính, rồi bị ngã, xương sống bị sút, sau đó thành bại liệt. Bệnh tật đã biến bà thành một phế nhân, chỉ nằm chờ chết.

Trong những giải pháp cuối cùng để cứu vớt sự sống, bà Tâm tìm đến chùa Quán Sứ để tĩnh tâm. Tại đây, bà đã gặp hòa thượng Thích Tâm Tịch và được truyền thừa. Sau một thời gian vừa uống thuốc vừa kết hợp với sám hối, ngồi thiền và tụng kinh niệm phật, bà tự giác ngộ rằng, căn nguyên của tất cả là do cái nghiệp gây nên. Thật kỳ diệu, chỉ trong vòng 3 năm, mọi bệnh tật của bà bị đẩy lùi mà ngay cả đến các bác sĩ tại nhiều bệnh viện lớn phải bất ngờ.

Từ niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh tinh thần, bà Tâm cho rằng, bệnh tật là do nghiệp gây ra. Nếu tu dưỡng tốt, trì tụng kinh Phật có thể thay đổi nghiệp, có thể nhiều bệnh sẽ khỏi. Từ suy nghĩ này, bà Tâm liều lĩnh khẳng định có thể ứng dụng Phật pháp để hỗ trợ điều trị bệnh nhân HIV/AIDS.

Bệnh nhân nhiễm HIV đầu tiên được bà Tâm đưa vào chữa trị là người phụ nữ tên Hà, ở Đông Anh, Hà Nội. Hoàn cảnh của chị Hà hết sức éo le: hai vợ chồng và đứa con duy nhất đều bị HIV, kinh tế gia đình khánh kiệt, cả gia đình chị Hà chỉ nghĩ đến cái chết.

Bà Tâm bắt tay vào trị bệnh cho gia đình chị Hà bằng phương pháp tương đối đơn giản. Trước tiên người bệnh phải gạt bỏ hết suy nghĩ tiêu cực, hướng đến tương lai tươi sáng, bỏ qua suy nghĩ cũng như hành động tàn ác để hướng đến điều thiện, làm việc thiện. Ngoài ra, trước mỗi buổi ngồi thiền, nghe giảng đạo và tụng kinh, bệnh nhân cần phải tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ.

Sau một thời gian ngồi thiền, kết hợp đọc và được nghe giảng kinh, anh chị Hà thấy sức khỏe của mình tiến bộ đến không ngờ. Những cơn ho đã giảm bớt, sắc mặt đã hồng hào hơn và quan trọng nhất, anh chị đã bớt tuyệt vọng hơn vào cuộc sống.

Kết quả bước đầu trong hỗ trợ điều trị HIV/AIDS bằng tụng kinh niệm Phật đã làm bà Tâm hết sức phấn khởi. Tuy nhiên, suy cho cùng, đó cũng chỉ là cách chữa “mò” mà kết quả cũng như cách thức vẫn chưa được kiểm chứng bằng khoa học hiện đại. Chỉ đến khi bà Lê Thị Tâm gặp GS Phan Thị Phi Phi, nguyên giảng viên Đại học Y Hà Nội thì những vấn đề này mới bắt đầu được gỡ rối. GS Phi là nhà khoa học, có cách nhìn nhận và luận giải mọi vấn đề bằng tư duy khoa học. Từ niềm tin bước đầu, GS Phi kết hợp với Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng con người, Viện Vệ sinh phòng dịch Quân đội để xây dựng đề tài khoa học “Nghiên cứu ứng dụng Phật pháp trong hỗ trợ điều trị bệnh nhân HIV/AIDS”.

Tế bào miễn dịch tăng lên

GS Phan Thị Phi Phi cho biết, theo nhà thần kinh học S. Freud (1856-1939) thì mọi căn bệnh mắc phải là do rối loạn và mất cân bằng giữa ý thức, tiềm thức và bản năng. Trong số các bản năng của sinh vật thì bản năng sống là một bản năng mạnh, mãnh liệt trong mọi giai đoạn cuộc sống. Claude Bernard, nhà sinh lý học thiên tài và y học thực nghiệm của Pháp thế kỷ XVIII, nhà khoa học đầu tiên gắn liền sự sống với sự hằng định nội môi (homeostasis), yếu tố quyết định đến sự sống. Đến đây, sự sống của sinh vật đã ổn định và tăng cường lên. Chính vì thế, áp dụng lý thuyết này vào hỗ trợ điều trị bệnh nhân HIV/AIDS chắc chắn sẽ có tác dụng.

Trong khi đó, kinh Phật nói rằng: Bệnh tật, số phận con người là do nghiệp gây ra. Nếu tu dưỡng tốt, trì tụng kinh Phật có thể thay đổi nghiệp, có thể nhiều bệnh sẽ khỏi. Mục tiêu mà đề tài này hướng đến là: Người bệnh hiểu và trình bày được luật nhân quả ba đời và 12 câu thần chú dùng trong trì tụng hằng ngày tại nhà và tổ chức tập trung một lần hằng tháng tại chùa Quang Văn Tự (người dân hay gọi là chùa Văn Điển), Hà Nội. Trong quá trình đó, nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành đánh giá sức đề kháng HIV/AIDS trước và sau 6 tháng trì tụng, bằng số lượng các tế bào TCD3, TCD4, TCD8, tỉ lệ TCD4/TCD8 và đặc biệt chú trọng số lượng TCD4 là những tế bào miễn dịch chống HIV/AIDS.

Các bộ kinh được chọn giảng và hướng dẫn trì tụng là kinh Pháp Hoa – giáo pháp về sự chuyển hóa của “Phật tính” và khả năng giải thoát, kinh Dược Sư và kinh Bản Nguyện, kết hợp đọc Chú Lăng Nghiêm và Thập chú.

Đối tượng nghiên cứu là 28 người được chọn từ các bệnh nhân bị HIV/AIDS đang sinh hoạt tại CLB Hoa Sen, chùa Văn Điển, Hà Nội. Họ đều được đưa đi xét nghiệm đánh giá mức độ bệnh trước khi trì tụng, 6 tháng đưa đi xét nghiệm một lần nữa để so sánh. Các chỉ số miễn dịch tế bào được tiến hành ở các trung tâm phòng chống AIDS, Viện Vệ sinh phòng dịch Quân đội, trên máy FACS count SW (Mỹ).

Hội chứng suy giảm miễn dịch AIDS do virus HIV gây ra lần đầu tiên được phát hiện ở Mỹ từ đầu những năm 80 của thế kỷ trước và nó đã nhanh chóng được tìm thấy mọi nơi trên thế giới, kể cả ở Việt Nam. Trường hợp bị nhiễm HIV đầu tiên tại Việt Nam được phát hiện vào tháng 2/1990. Kể từ đó số bệnh nhân ngày càng gia tăng trên toàn quốc. Tính đến hết tháng 10/2011, tổng số bệnh nhân có HIV của cả nước đã lên gần 246.000 người, trong đó 99.300 trường hợp đã chuyển sang giai đoạn AIDS. Người mắc AIDS rất ít có dấu hiệu đặc trưng mà chủ yếu là triệu chứng của những bệnh cơ hội do suy giảm số lượng, chất lượng của các tế bào miễn dịch gây ra. Việc sản xuất vắcxin chống lại căn bệnh này là vô cùng khó khăn bởi có quá nhiều các biến thể, các dạng tái tổ hợp mới của virus đã được sinh ra trong thời gian ủ bệnh.

Năm 1987, CDC (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật – Mỹ) đã phân loại giai đoạn bệnh dựa vào số lượng tế bào Lympho TCD4. Người chuyển sang giai đoạn AIDS là khi số lượng TCD4

Trở lại với công trình nghiên cứu của GS Phan Thị Phi Phi và các cộng sự của mình, qua 6 tháng dùng Phật pháp trì tụng hỗ trợ điều trị HIV, kết quả tổng hợp tất cả các bệnh nhân là vô cùng khả quan. Đa số các bệnh nhân đều có tăng các thành phần miễn dịch tế bào, đặc biệt là TCD4 (60,8% số trường hợp nghiên cứu) và tương tự tăng cả TCD3 và TCD8. Mức độ tăng lần lượt là là 3,4; 11,4 và 89,1. Tỉ lệ TCD4/TCD8 cũng có tăng 52,17% số trường hợp, tuy mức độ tăng rất ít, vì trước thời gian trì tụng, chỉ số này cũng rất thấp. Đặc biệt, đối với 16 bệnh nhân đã dùng thuốc chống virus ARV, số lượng cũng như mức độ tăng đều cao hơn so với giá trị chung của cả nhóm và có nghĩa cũng cao hơn nhóm không sử dụng ARV.

Đặc biệt, trong nhóm nghiên cứu có 3 bệnh nhân HIV giai đoạn muộn (TCD4 từ 50-200), nhưng sau trì tụng thì 2 trong 3 trường hợp này đều có tăng nhẹ TCD4 và một trường hợp giữ thấp như cũ.

Các bệnh nhân đều chưa thay đổi giai đoạn của bệnh (tức là chưa chuyển sang giai đoạn bệnh nặng hơn hay có biểu hiện của bệnh cơ hội AIDS).

Đây là kết quả vô cùng bất ngờ và đáng mừng, tốc độ phát triển của căn bệnh thế kỷ đang được làm chậm lại.

Cần các cơ quan hữu quan vào cuộc

Bà Lê Thị Tâm hay GS Phan Thị Phi Phi và những người trong nhóm nghiên cứu đều có tâm thiện nguyện và niềm tin trong lành vào Phật pháp. Họ đều khát khao muốn đưa Phật học, sức mạnh niềm tin vào để chữa bệnh, không phải chỉ với HIV/AIDS mà còn với rất nhiều những bệnh nan y khác. Đây là một ước mong chính đáng, vô cùng tốt đẹp.

Phật pháp mang nặng giá trị tinh thần, niềm tin tâm linh nhưng HIV lại là một căn bệnh có thật, hiển hiện trong cơ thể của hàng triệu người bệnh đang khiến cả nền khoa học thế giới lùng sục tìm phương thuốc chữa. Hai phạm trù này dường như chẳng có gì liên quan đến nhau, không hề logic trong tư duy của nhiều người.

Chính vì thế, khi nghe đến câu chuyện nghiên cứu khoa học của họ đã có người hồ nghi và đặt ra vô số câu hỏi: có động cơ gì ẩn sau việc làm của họ đây? Liệu việc làm của họ có nhằm mục đích kinh doanh? Họ đã chịu nỗi đau do chính căn bệnh HIV đem đến?

Trên thực tế, tất cả những nghi ngờ này đều là sai cả. Qua tìm hiểu, chúng tôi biết được rằng, GS Phi, bà Tâm… đều mang một trái tim thiện nguyện trong lành không hề vẩn đục. Họ đều đã lớn tuổi nhưng ngày ngày vẫn cần mẫn làm việc giúp bệnh nhân mà không lấy tiền công. Họ kêu gọi các nhà hảo tâm hỗ trợ tiền cho những bệnh nhân HIV, ít thì tiền tàu xe đi lại, nhiều là tiền vốn để làm ăn.

Hiện tại, hằng tháng, những bệnh nhân HIV của CLB Hoa Sen đều sinh hoạt tại chùa Quang Văn Tự, lập đạo tràng, tụng kinh niệm phật để mong tâm mình thanh thản và được ngắm nhìn cuộc sống này lâu hơn nữa. Họ, có người khi mắc HIV đã có ý định quyên sinh, trả thù đời nhưng từ khi đến đây, được nghe giảng kinh, tụng kinh thì họ đã khác, bệnh tật với họ giờ đây trở nên nhẹ nhàng, cuộc sống đã có niềm tin trở lại.

Chúng tôi thì cho rằng, việc tụng kinh niệm phật, nói lời tốt, sống tốt, làm việc tốt thì đương nhiên từ ngàn đời nay chưa bao giờ là xấu cả. Việc áp dụng tụng kinh niệm phật để hỗ trợ điều trị HIV đã có kết quả khả quan bước đầu là rất đáng mừng. Tuy nhiên, đề tài nghiên cứu mới chỉ dừng ở cấp độ của Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng con người, số bệnh nhân được đưa vào thực nghiệm là không nhiều. Để phương pháp điều trị này đi được vào cuộc sống, áp dụng được cho vô số những bệnh nhân có HIV thì lại là một câu chuyện khác, cần nhiều trí tuệ hơn, nhiều công sức hơn và nhiều trái tim thiện nguyện hơn nữa.

Sẽ có khoảng 60 triệu bệnh nhân AIDS tử vong đến năm 2015. Bất chấp những nỗ lực từ các chính phủ, đại dịch thế kỷ cũng sẽ gây ra những mất mát hết sức to lớn cho hầu hết mọi cộng đồng. AIDS dễ dàng qua mặt trận dịch hạch Black Death vào thế kỷ XIV để trở thành dịch bệnh giết người đáng sợ nhất trong lịch sử nhân loại. Cho đến cuối năm 2007, ước tính có hơn 30 triệu người chết do AIDS và gấp đôi ngần ấy nạn nhân đã bị nhiễm HIV…Cho đến lúc này, vẫn không có một phương thuốc nào thực sự hữu hiệu để chữa trị AIDS ngoài một nhóm tác nhân sinh dược, gồm cả những loại gây tác dụng phụ, nhưng chỉ có tác dụng làm chậm lại tiến trình phát bệnh AIDS mà thôi. Để chữa trị AIDS, các chuyên gia thường sử dụng kết hợp đồng thời một hỗn hợp gồm từ 3 hay nhiều hơn các dạng sinh dược khác nhau, vì cách này sẽ giúp làm chậm lại khả năng kháng thuốc của HIV. Tuy nhiên, virus này vẫn có khả năng tiến hóa nhanh để vô hiệu hóa hầu hết các loại biệt dược, đặc biệt khi chế độ chữa trị không được tuân thủ nghiêm khắc./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


*