ĐỐI VỚI NHỮNG AI ĐANG BẮT ĐẦU TẬP YOGA, HOẶC ĐÃ TẬP YOGA TRONG NHIỀU NĂM… HỌ THƯỜNG CÓ NHIỀU THẮC MẮC HOẶC CÁC NGHI VẤN VỀ ÍCH LỢI CỦA YOGA NHƯ THẾ NÀO.
BÀI VIẾT TRÊN ĐÂY LÀ NHỮNG KINH NGHIỆM BẢN THÂN TRONG QUÁ TRÌNH TẬP YOGA, HY VỌNG QUA BÀI VIẾT NÀY SẼ LÀM SÁNG TỎ THÊM MỘT PHẦN NÀO VỀ LỢI ÍCH MÀ YOGA ĐEM LẠI.
– TẬP YOGA CÓ BỊ TẨU HỎA, NHẬP MA KHÔNG?
Để trả lời câu hỏi này, đầu tiên ta cần phải hiểu thuật ngữ “tẩu hoả, nhập ma” là gì trước đã.
– Tẩu hoả, nhập ma là một dạng tai biến do quá trình tập luyện một phương pháp nào đó, thí dụ như: Khí công, Yoga, Thiền, Cảm xạ, Năng lượng v.v…
– Cũng cần phải phân biệt rõ tẩu hoả và nhập ma là 2 tai biến hoàn toàn khác biệt về cả tính chất lẫn nguyên nhân. Dù ở mức độ nào đi chăng nữa, cả 2 tai biến này đều đưa người tập vào trạng thái mất trí nhớ hoặc điên cuồng. Người bị tẩu hoả trở nên điên cuồng do nội khí loạn chuyển. Người bị nhập ma trở nên điên cuồng do các năng lượng lạ thâm nhập, [còn được gọi là vong] hay là bị ảo giác hoặc ảo cảnh chi phối.
– Nói một cách khác, tẩu hoả là do tình trạng khí lực chuyển động bất chấp quy luật và vượt khỏi sự điều khiển của người luyện công. Và nhập ma là trạng thái mê loạn của người luyện công do ảo cảnh huyễn hoặc, không cỏn khả năng nhận thức đâu là giả, đâu là thật. Tin tưởng tuyệt đối vào những điều không hề có, hoặc chỉ có trong vọng tưởng mà thôi.
– Bị tẩu hoả ở mức độ nhẹ, sẽ cảm thấy thường tức ở ngực, bụng trướng thống lên, đầu nặng, hoa mắt… bởi do khí lực chuyển nhiều tới các bộ phận này. Trong trường hợp nặng hơn, do khí lực loạn chuyển khắp châu thân, người luyện công không chỉ chịu những cảm giác đau đớn mà còn mất hẳn quyền chủ động đối với cơ thể của mình. Khi đó mọi hành vi, mọi cử động ngoài ý muốn đều có thể xảy ra và cuối cùng là sự điên loạn thực sự.
– Bị nhập ma không có các hiện tượng như trên. Do bị lôi cuốn vào các ảo cảnh, người luyện sẽ dần dần từng bước lấy giả làm thật, và cứ thế sẽ tiến dần vào trạng thái hôn mê, tinh thần thất tán và cuối cùng cũng đi tới sự điên cuồng. Người bị nhập ma đôi khi không thấy có sự biểu hiện rõ rệt, nên tai biến về nhập ma hết sức nguy hiểm, vì thường khi phát giác được là cũng vào lúc trở nên khó trị.
Nói tóm lại:
– “Tẩu hoả” là một bệnh lý trong quá trình tập luyện không đúng phương pháp, bệnh này thường xảy ra đối với những người chỉ tập qua sách vở hoặc những ông thầy chưa đủ kinh nghiệm hướng dẫn. Hiện tượng bệnh lý của tẩu hoả thường thấy như là; Tức ngực, khó thở, nóng nảy, nhức đầu v.v… hoặc cảm thấy lạnh ở trong người, thường đổ mồ hôi, thường xuyên cảm thấy lạnh dọc theo xương sống v.v… Nếu không chữa trị sớm sẽ dẫn tới điên cuồng.
– “Nhập ma” là hiện tượng tâm thần hoang tưởng, người bị nhập ma là người cứ nghĩ rằng mình sẽ làm được việc đó, nhưng trên thực tế là họ không bao giờ làm được. Hoặc là họ bị một năng lượng lạ thâm nhập mà họ không hề biết [còn được gọi là vong], dần dần sẽ trở thành người mất trí nhớ hoặc sẽ dẫn tới điên loạn.
– Luyện công mà bị tẩu hỏa, nhập ma… tôi khuyên các bạn là nên đến những vị thầy khí công nổi tiếng hoặc các sư để chữa trị. TÂY Y VÀ ĐÔNG Y HOÀN TOÀN BÓ TAY VIỆC NÀY. Tây y chỉ cho mình thuốc ngủ và thuốc an thần… chấm hết!
– Để tránh tình trạng tẩu hỏa, nhập ma… tôi khuyên các bạn hãy học những người đã có kinh nghiệm và thực chứng. Không nên học qua sách vở, bạn bè và những người thầy thiếu kinh nghiệm.
Để trở lại câu hỏi “Tập Yoga có bị tẩu hoả nhập ma không”?
– Theo tôi nghĩ rằng đây là một câu hỏi không rõ ràng và không đầy đủ nghĩa! Bởi vì YOGA có rất nhiều loại, và có tác dụng khác nhau. Có loại chuyên về thể dục, tập các động tác (Asana ), tác động vào “THẦN KINH VẬN ĐỘNG”, gồm có cơ, khớp, dây chằng… Có loại chuyên về luyện thở, tức nội tạng. Tác động vào”THẦN KINH THỰC VẬT” gồm các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, bài tiết và các tuyến nội tiết. Có loại chuyên về thiền “THẦN KINH TRUNG ƯƠNG” làm chuyển hóa tích cực những tư duy, tình cảm, cảm xúc, trí tuệ, giác ngộ, giải thoát. Có lọai chuyên về “THẦN KINH XÚC GIÁC” tác động vào 5 giác quan như mắt, tai, mũi, lưỡi, và xúc giác, bằng phương pháp mátxa, bấm huyệt… Ngoài ra còn có một số loại yoga chuyên về mở luân xa và khai thác quyền năng. Nếu như chỉ tập các động tác (Asana)thì “KHÔNG BAO GIỜ BỊ TẨU HỎA, NHẬP MA CẢ”. Bị đau khiến phải đi bệnh viện là do tập QUÁ SỨC, trong đó có sự tranh đua với bạn cùng lớp, hay là người thầy giúp đở bằng cách là TÁC ĐỘNG THÊM. Những cái đau này không thể gọi là tẩu hỏa, nhập ma được. Bởi vì tẩu hỏa, nhập ma nặng hơn rất nhiều, có thể dẫn tới điên loạn, hoặc tử vong như đã nói ở phần trên.
Hiện nay theo thông tin trên mạng và các nguồn tin bên ngoài có khuyến cáo rằng không nên tập Yoga theo sách, điều này thực hư ra sao?
– Nếu như chỉ tập những động tác, [còn gọi là ASANA], thì không có gì là nguy hiểm cả, mà vẫn có lợi về mặt sức khoẻ. Một lời khuyên cho bạn là: Đừng có quá cố gắng tập động tác giống như hình minh hoạ trong sách khi cơ thể bạn chưa mềm dẽo, những người minh hoạ trong sách thường là những người có thời gian tập luyện khá lâu, và đã có một cơ thể mềm, dẽo nhất định nào đó… vì vậy bạn không nên cố gắng tập động tác giống y như họ được, sẽ gây đau đớn cho cơ thể của bạn đấy, tuy nhiên tôi cũng khuyên bạn là nên đến một lớp YOGA nào đó có uy tín và học một khoá, thời gian khoảng một tháng rưởi là bạn có thể ở nhà tập luyện một mình được rồi, như vậy sẽ an toàn hơn. Còn như bạn có mang trong người một số bệnh nào đó như là cao huyết áp, tim mạch, rối loạn tiền đình… thì bạn không nên tập YOGA theo sách, tôi khuyên bạn hãy đến số 55b NGUYỄN THỊ MINH KHAI Q1 TP HCM gặp cô KIM PHỤNG [ĐT 0918794266], hoặc cô LÊ THỊ ÁI LIÊN là người kế thừa của cố B/S NGUYỄN KHẮC VIỆN [ĐT 0903903793], nơi đây có hướng dẫn các bài tập để trị các căn bệnh nói trên rất có hiệu quả.
Vậy! tập thở thì sao? có nguy hiểm lắm không?
– Thở có rất nhiều loại và mỗi loại đều có tác dụng khác nhau, nếu kể ra hết… chắc dài dòng lắm. Theo kinh nghiệm của tôi là có 2 loại thở thông dụng nhất đó là loại thở “có cố gắng” và “thở tự nhiên”.
– Loại thở cố gắng có nghĩa là khi hít vào ta cố gắng phình bụng ra, khi thở ra ta cố gắng thóp bụng vào. Với cách thở này nó có tác dụng vào hệ “THẦN KINH THỰC VẬT” sẽ làm cho hưng phấn hoặc ức chế hệ GIAO CẢM VÀ ĐỐI GIAO CẢM.
– Loại thở tự nhiên tức là thở không có cố gắng, có nghĩa là để hơi thở ra vào một cách tự nhiên. Với cách thở này nó có tác dụng vào hệ thống “THẦN KINH TRUNG ƯƠNG” giúp cân bằng và cũng như điều hoà các cảm xúc, cảm giác… giúp cho tâm luôn được an lạc. Thở tự nhiên là một cách thở thường áp dụng cho việc ngồi Thiền.
– Còn nếu như bạn chỉ tập thở BỤNG thì không có gì nguy hiểm cả, mà lại rất có hiệu quả. Bằng chứng là có người tập thở bụng cả đời người mà có sao đâu? mà sức khỏe ngày càng tốt hơn [cố B/S NGUYỄN KHẮC VIỆN] … Còn như thở kết hợp với sự tập trung vào để khai mở luân xa, hay dùng ý dẫn khí theo một lộ trình nào đó thì hãy… coi chừng.
Thầy vừa mới nói đến khai mở luân xa, xin thầy vui lòng cho biết thêm về việc này. Chuyện khai mở luân xa có khả năng thực hiện được không?
– Chuyện khai mở luân xa là một vấn đề rất tế nhị và thời sự trong giai đoạn hiện nay mà rất nhiều bộ môn như: KHÍ CÔNG, YOGA, NHÂN ĐIỆN, CẢM XẠ, NĂNG LƯỢNG SINH HỌC v.v… thường đề cập tới. Theo sự hiểu biết của tôi thì chỉ có Đức Phật mới là người có đủ khả năng mở được các luân xa, hoặc là những vị cao tăng tu ẩn dật trong núi hay là những hang động bí mật nào đó mà ta khó có thể biết được, chỉ trừ khi ta có đủ căn duyên mới gặp được các ngài.
Nhưng có nhiều trường phái họ có khả năng mở luân xa cho học trò, thầy nghĩ sao về vấn đề này?
– Hì..hì… chuyện mở luân xa cho học trò cũng giống như hái sao trên trời vậy. “ĐÂY LÀ CHUYỆN KHÔNG BAO GIỜ THỰC HIỆN ĐƯỢC”. Ngay chính cả vị thầy đó cũng chưa mở được luân xa, thì làm gì có chuyện mở luân xa cho người khác, như tôi nói ở phần trên. Chỉ có Đức Phật mới là người đã mở được các luân xa mà thôi, ngay cả đức Phật cũng không có khả năng mở được luân xa cho các đệ tử, nếu mở luân xa được thì các đệ tử của ngài đều thành Phật cả rồi. Toàn năng, toàn giác như Đức Phật còn làm chưa được, huống chi là các vị thầy sau này.
Đức Phật là người toàn năng, toàn giác rồi… việc này thì không dám bàn đến. Nhưng có một số môn phái họ nói là mở luân xa 20%, 30% hoặc 50%, việc này thì như thế nào?
– Chỉ có mở được hoặc chưa mở được, không có chuyện mở được bao nhiêu phần trăm, chuyện như vậy mà bạn cũng tin được sao? Không có chuyện người thầy đặt bàn tay lên luân xa các học viên rồi bảo rằng đã khai mở. Thử hỏi đạo đức của người thầy như thế nào, đã giác ngộ chưa? Nguồn năng lượng của người thầy được bao nhiêu để có thể khai mở luân xa cho học viên, độ nóng hoặc độ lạnh của bàn tay người thầy được bao nhiêu độ để có thể tác động vào các luân xa? Như các bạn biết đấy, nếu nói đến việc mở được luân xa là ta nói đến 6 loại thần thông, mỗi một thần thông đều có một quyền năng hoặc phép lạ, lấy thí dụ như:
1/ THIÊN NHÃN THÔNG: Khi thiên nhãn thông đã được khai mở, thì ta có thể nhìn được ở tam cõi, hoặc nhìn thấy cả ba ngàn đại thiên thế giới, [trường hợp của nhà ngoại cảm ĐOÀN VIỆT TIẾN].
2/ THIÊN NHĨ THÔNG: Khi thiên nhĩ thông đã được khai mở, thì ta có thể nghe được mọi âm thanh ở tam cõi, hoặc nghe được cả ba ngàn đại thiên thế giới, [trường hợp của nhà ngoại cảm PHAN THỊ BÍCH HẰNG].
3/ THA TÂM THÔNG: Khi tha tâm thông được khai mở, thì ta có thể đọc được tư tưởng của người khác.
4/ TÚC MẠNG THÔNG: Khi túc mạng thông được khai mở, thì ta có khả năng biết được tất cả các nghiệp thiện cũng như nghiệp ác của người khác từ quá khứ của kiếp trước, [trường hợp của nhà ngoại cảm EDGAR CAYCE].
5/ THẦN TÚC THÔNG: Khi thần túc thông được khai mở, ta có thể biến hiện tuỳ theo ý muốn, thân có thể bay lên trời, đi trên biển, chui vào trong núi v.v… tất cả mọi động tác đều tuỳ theo ý muốn, không hề chướng ngại.
6/ LẬU TẬN THÔNG: Khi lậu tận thông được khai mở, ta sẽ dứt trừ toàn bộ KIẾN HOẶC và TƯ HOẶC trong ba cõi, không còn sinh tử luân hồi trong ba cõi, được giải thoát hoàn toàn, [trường hợp của ĐỨC PHẬT THÍCH CA].
– Theo sự thống kê kể trên, bạn hãy nhìn vào người thầy có được một thần thông hay không? Và biết được người thầy đã khai mở luân xa hay chưa mở? Nếu tôi mà gặp những vị thầy nói là đã mở luân xa thì tôi sẽ yêu cầu anh hãy triển khai thần thông cho tôi thấy thì tôi mới tin, chứ đem sách vở ra mà nói để lừa gạt người nhẹ dạ thì mang cái nghiệp lớn lắm đấy.
– Nói tóm lại, việc người thầy đặt bàn tay lên các luân xa của học viên và nói rằng đã “khai mở luân xa” là chuyện bịp bợm, hoang tưởng… là người thông minh, tôi tin rằng bạn sẽ không bị các thầy này lừa gạt.
– Hiện nay phong trào nhân điện, trường sinh học, cảm xạ học… thường hay nhầm lẫn khi dùng từ khai mở luân xa. Ở mức độ dưỡng sinh, phòng bệnh hay trị bệnh ta phải dùng từ “tác động vào các luân xa” thì mới đúng, chứ không thể gọi là “khai mở luân xa”. Từ chỗ tác động vào các luân xa cho đến khai mở luân xa là một thời gian rất dài, có khi đến vài trăm hoặc vài nghìn kiếp người mới được.
– Qua các cuộc nghiên cứu và đánh giá, các nhà khoa học tổng kết được có 4 con đường dẫn đến ngoại cảm hoặc thần thông.
1/ BẨM SINH: tức là sinh ra đã có khả năng ngoại cảm rồi.
2/ TAI NẠN: Một tai nạn bất ngờ nào đó như là bị điện giật, bị té xe, một trận đau thập tử nhất sinh bổng phát hiện ra mình có khả năng này. Điển hình như nhà ngoại cảm ĐOÀN VIỆT TIẾN, nhà ngoại cảm PHAN THỊ BÍCH HẰNG, nhà ngoại cảm EDGAR CAYCE.
3/ THIỀN SƯ: Là các nhà tu hành khổ luyện lâu năm đắc đạo.
4/ ĐÀO TẠO: Do được đào tạo có hệ thống. Đây là con đường mà Viện Nghiên Cứu Ứng Dụng Tiềm Năng Con Người đang nghiên cứu ở HÀ NỘI.
– Trường hợp trở thành nhà ngoại cảm do bẩm sinh, hoặc do một tai nạn, hay những trường hợp đặc biệt nào khác, thì rất là hiếm. Đối với những người này ta không thể học được những gì từ họ, và người có khả năng này cũng không truyền thụ được cho bất cứ một ai.
– Do tu hành đắc đạo thì có nhiều, song đối với các nhà tu hành ngồi một chỗ mà biết chuyện của thiên hạ chỉ là một phần nhỏ trên con đường giác ngộ, giải thoát. Các thiền sư chuyên tâm tu hành, khổ luyện, không màng đến chuyện thế sự, tiếng tăm, danh phận và họ đã bỏ hết việc đời nên họ không bao giờ công bố khả năng của mình. Họ muốn giữ tâm thanh tịnh để tiếp tục tu hành, do vậy người đời thường không biết được khả năng của họ.
Và Thiền thì như thế nào?
– Cái này thì rất dễ bị tẩu hỏa, nhập ma lắm đây… Bởi vì Thiền là đỉnh cao cuối cùng của YOGA, giúp đưa con người đi đến giác ngộ, giải thoát. Vì vậy phải có thầy chính danh hướng dẫn. Tuy nhiên nếu Thiền mà chỉ mong muốn có sức khỏe tốt để làm việc kiếm tiền… thì chú ý vào vùng bụng dưới khi ngồi Thiền là được rồi. [nói vậy chứ… không dễ lắm đâu]
Tôi có một người bạn hướng dẫn tôi tập Thiền. Anh ấy bảo rằng ngồi Thiền rất dễ, cứ ngồi xuống và đừng có nghĩ gì hết, mà hãy để cho cái tâm trống rổng. Tôi có tập một thời gian… nhưng mà sao khó quá. Ngồi xuống một chút là bao nhiêu ý nghĩ và suy nghĩ cứ nảy sinh trong đầu khiến cho tôi không có cách gì làm cho nó dừng lại được… vậy làm thế nào để cho cái tâm trống rổng được.
– Thiền là một phương pháp rất dễ tập, nhưng có rất nhiều người thực hành cả một đời người cũng chưa xong, hoặc có khi còn phải qua rất nhiều kiếp nữa là khác. Bạn của bạn đúng là ông thầy dạy Thiền đây mà “LÀM GÌ CÓ CHUYỆN NGỒI THIỀN MÀ KHÔNG CÓ NGHĨ GÌ”! và để cái tâm trống rổng. Có hôm nào đó bạn đi chơi ở biển, bạn sẽ nhìn thấy hết đợt sóng này đến đợt sóng khác liên tục đổ xô vào bờ, ngồi Thiền cũng vậy đó. Những ý nghĩ… những suy nghĩ mà mình không mong muốn nó cứ nổi lên liên tục. Chính vì vậy các thầy dạy Thiền thường khuyên ta “HÃY CHÚ TÂM VÀO MỘT ĐỀ MỤC” khi ngồi Thiền. Mục đích là dùng “ý niệm để dừng vọng niệm”. Tuy nhiên để dừng lại vọng niệm thật không dễ chút nào nếu như lực định của mình chưa đủ mạnh, và lúc đó khi vọng tưởng nổi lên sẽ làm cho ta quên đi công việc mà ta đang làm. Bằng ngược lại nếu định lực ta đủ mạnh, khi những vọng tưởng nổi lên “tự nó sẽ biến mất,” mà ta không cần phải cố gằng xua đuổi nó đi, nó cũng giống như những bong bóng nổi lên trong những con mưa dưới mái hiên nhà vậy.
Nhưng làm sao để có định lực đủ mạnh đây… thưa thầy?
– Để có một định lực mạnh lúc ngồi thiền, ta phải thường xuyên rèn luyện đạo đức, và giữ GIỚI là phần không thể thiếu đối với người học Thiền. Kế tiếp là phải tập các động tác của YOGA, sẽ giúp cho cơ thể khoẻ mạnh, làm điều hoà sự hô hấp, bài tiết, làm êm dịu hệ thống thần kinh trung ương và phòng chống được những bệnh xảy ra trong tương lai. Ngoài ra nó còn làm cho giản các cơ, khớp và dây chằng xung quanh khớp háng, khớp gối và khớp cổ chân nhằm giúp cho ta dễ dàng vào tư thế kiết già khi ngồi Thiền một cách hiệu quả nhất.
– Ngoài ra ta cũng cần phải xem lại các chương trình giải trí mà mình thường xem. Theo thông thường khi ta xem một cuốn phim, nếu như ta buông thả tâm mình vào câu chuyện trong phim. Lúc đó tâm ta sẽ buồn, vui, tức, lo, sợ… theo với các nhân vật trong phim. Với những loại phim này sẽ để lại tì vết, ảnh hưởng xấu đến trí não ta, và chúng làm cho ta khó tập trung vào việc duy trì chánh niệm trong lúc ngồi Thiền.
Theo kinh nghiệm của thầy “thiền có cần phải ngồi hay không?”. Tôi có đọc một số sách vở nói rằng đi, đứng, nằm , ngồi cũng là thiền. Và tôi còn nhớ có một câu chuyện về thiền mà tôi đã đọc qua. Đại ý như thế này:
Có một người đang ngồi thiền, thì có một người đến hỏi.
– Anh ngồi Thiền để làm gì?
– Người kia nói rằng: tôi ngồi thiền để thành Phật.
– Người nọ không nói gì, lấy cục gạch ra mài dưới đất.
– Người ngồi thiền hỏi?
– Anh mài gạch để làm gì?
– Tôi mài miếng gạch này để làm kiếng soi.
– Miếng gạch này mà làm kiếng soi được sao?
– Vậy anh ngồi thiền mà thành Phật được sao?
– Khi bạn nghe một người nào đó nói rằng: Thiền đâu cần phải ngồi. Mà đi, đứng, nằm cũng Thiền được cả… là bạn biết ngay người đó “CHẲNG HIỂU THIỀN LÀ GÌ”. Người này mà nói chuyện về Thiền là họ chỉ nói trên sách vở mà họ đã từng đọc qua. Nếu họ hướng dẫn cho bạn tập Thiền thì bạn sẽ chẳng có một sự tiến bộ gì trong Thiền tập, thậm chí có thể làm mất thời gian và gây hại cho bạn.
Theo tôi Thiền… cần phải ngồi, nếu không cần ngồi Thiền thì đâu có câu chuyện và hình ảnh Đức Phật ngồi dưới gốc cây bồ đề 49 ngày mà chúng ta thường thấy hoặc nghe kinh sách nói lại.
Còn việc đi, đứng, nằm hoặc ngồi… theo cái biết của tôi phải gọi là NIỆM, như vậy mới chính xác, chứ không thể gọi đó là THIỀN. Hiện nay nhiều người thường hay dùng từ Thiền một cách tùy tiện mà không hiểu rõ nghĩa như thế nào là Thiền.
Khi ta giữ tâm được chánh niệm trong mọi hành động, đến lúc ngồi Thiền tâm ta dễ đi vào Định hơn. Vì vậy tâm trạng giữa chánh niệm và chánh định hoàn toàn khác nhau, và chỉ khi nào ta ngồi Thiền lúc đó mới hiểu rõ như thế nào là chánh định.
Ở trong RAJA YOGA phân biệt rất rõ như thế nào là chánh niệm, như thế nào là chánh định và chỉ khi nào tâm ta chánh định thì trí tuệ tự nó phát sinh mà không phải đọc qua kinh sách [NIỆM, ĐỊNH, HUỆ]
– Trong RAJA YOGA, các đạo sư đều khuyên học trò nên giữ tâm chánh niệm trong lúc tập các động tác [ASANA]. Ngoài ra còn phải biết giữ tâm chánh niệm trong mọi sinh hoạt trong cuộc sống đời thường như là lúc đi… biết đang đi, lúc đứng… biết đang đứng, lúc ngồi… biết đang ngồi, lúc nằm… biết đang nằm. Nói tóm lại là ta hãy “SỐNG TRONG PHÚT GIÂY HIỆN TẠI VÀ BIẾT RÕ NHỮNG GÌ MÌNH ĐANG CÓ”.
Bước kế tiếp là thực tập Pranayama, tức là kiểm soát dòng năng lượng, đây là một phương pháp mà nhiều người thầy dạy YOGA thường hay lầm tưởng là luyện thở mà họ không biết rằng thở hoặc hô hấp chỉ là một phần nhỏ, rất nhỏ trong PRANAYAMA [xem bài viết và cách tập Thiền Năng Lượng tức Pranayama tại đây http://www.yogavocuc.com/?p=593].
Bước kế tiếp đó là thực tập Pratyahara để làm chủ các giác quan, cảm xúc… dần dần tiến đến trạng thái “không” của ĐỊNH. Trong trạng thái định, các đạo sư YOGA chia ra làm 3 cấp độ.
– Cấp độ thứ nhất được gọi là DHARANA, trong trạng thái này người nào hoàn toàn ở trong cái “không” khoảng 3 phút… được gọi là THIỀN
– Cấp độ thứ hai được gọi là DHYANA, trong trạng thái này người nào hoàn toàn ở trong cái “không” khoảng 30 phút… được gọi là THIỀN ĐỊNH
– Cấp độ thứ ba được gọi là SAMADHI, trong trạng thái này người nào hoàn toàn ở trong cái “không” trên 30 phút… được gọi là ĐẠI ĐỊNH
– Tôi đọc sách, có một đoạn nói như thế này: Niệm Phật cũng là Thiền. Như vậy có đúng không ?
– Sai… sai hoàn toàn. Niệm Phật là Niệm, chứ không thể gọi là Thiền. Ngay cái từ Niệm cũng đủ nói lên nghĩa của nó rồi. Cũng cần phải phân biệt rõ như thế nào là NIỆM và như thế nào là THIỀN.
– NIỆM có nghĩa là ta còn phải nhớ, phải nghỉ, phải niệm, phải cảm nhận, phải biết rõ v.v… tức là chúng ta còn TÂM VÀ VẬT, còn phải chú ý vào một điểm nào đó ở trong hoặc ở ngoài cơ thể.
– Vậy thì như thế nào mới gọi là THIỀN?
– Dứt bặt niệm [tức là không còn nhớ về một đối tượng] dứt bặt vọng niệm [không còn vọng niệm khởi lên] Đó là Thiền.
– Vậy thì như thế nào mới gọi là Chánh Định.
– ĐÓ LÀ MỘT SỰ RỔNG LẶNG HOÀN TOÀN hằng nhận biết. Không còn “tâm và vật”, không còn “đối tượng và chủ thể”, mà đó là một sự hoà hợp, tròn sáng và rổng lặng trong bốn oai nghi.
– Tôi nghe người ta nói khi ngồi Thiền… tâm ta hoàn toàn im lặng, hoàn toàn không biết gì những chuyện xung quanh. Như vậy có đúng không?
– Sai… hoàn toàn sai. Khi ngồi Thiền đó là lúc các giác quan của ta nhạy cảm nhất. Các ý niệm nổi lên nhiều nhất. Nếu tâm trạng hoàn toàn không biết gì… đó là lúc ta hôn trần hoặc ngủ gục.
Theo kinh nghiệm của thầy, tập Yoga có cần thiết phải ăn chay không?
– Ăn chay hay ăn mặn không quan trọng, quan trọng là cơ thể của ta có HẤP THU VÀ CHUYỂN HÓA” thức ăn một cách hiệu quả nhất. Đó mới là điều quan trọng. Khi cơ quan nội tạng của ta bị hư hỏng một vài bộ phận nào đó hoặc làm việc không hiệu quả thì thức ăn sẽ thành chất độc cho dù ăn chay hay ăn mặn.
– Trong giai đoạn khởi đầu khi tập Yoga. Tôi khuyên bạn là nên thực hiện tinh thần của Yoga trong lúc ăn uống.
Phong cách đó là:
– Trong lúc ăn tuyệt đối không được nói chuyện.
– Không nên bàn luận bất cứ việc gì trong lúc ăn.
– Không đọc báo, không xem tivi trong lúc ăn.
– Nhai nhuyển thức ăn trước khi nuốt.
– Không gắp thêm thức ăn khi đồ ăn còn trong miệng.
– Giữ chánh niệm trong khi ăn.
– Phong cách ăn của một người tập Yoga như đã trình bày ở phần trên, thấy rỏ ràng là không có gì là thú vị cả, nó đòi hỏi là phải chăm chú vào từng động tác, nhìn vào thấy quá đơn điệu, thật là nhàm chán. Nhưng làm được như vậy là thể hiện tinh thần Yoga trong mọi lúc, mọi nơi. Đây cũng là yếu chỉ của tinh thần Yoga.
– Còn như bạn muốn phát triển tâm linh… tôi khuyên bạn nên ăn chay.
Nếu ăn mà giữ được phong cách như vậy là rất tốt, đây là nói theo cách nghĩ của tôi. Nhưng tôi thấy các tu sỉ Phật giáo khi ăn họ cũng giữ phong cách ăn giống những điều thầy vừa kể trên. Vậy phong cách ăn của những nhà YOGIS có gì khác với Phật giáo?
– Như chúng ta đã biết, Yoga xuất hiện cách đây hơn 5000 năm, là một trong 6 trường phái nổi tiếng từ thời cổ đại, có rất nhiều tôn giáo trên thế giới tu hành đều dựa vào cơ sở của Yoga, Phật Giáo cũng không ngoại lệ. Vì vậy việc giữ chánh niệm trong lúc ăn mà bạn đã nhìn thấy những tu sỉ Phật giáo thực hành trong lúc ăn, cũng bắt nguồn từ Yoga, không những thế mà có rất nhiều tôn giáo trên thế giới họ vẫn giữ được chánh niệm trong lúc ăn, không riêng gì của Phật giáo mới có.
Là một người thầy có nhiều kinh nghiệm trong YOGA. Theo thầy thì có tiêu chuẩn nào để đánh giá sự thành công trong YOGA.
– Yoga là một bộ môn rất dễ tập, ai ai cũng tập được, giới tính nào cũng tập được. Theo kinh nghiệm của tôi thì cứ 10 người tập Yoga thì có một người còn trụ lại được, tức là vẫn theo bộ môn này cho hết cuộc đời. Và trong 10 người này thì mới có một người có khả năng thực thụ là một vị thầy dạy Yoga đúng nghĩa. Nói như vậy để bạn biết rằng để trở thành một vị thầy dạy Yoga không đơn giản như chúng ta tưởng. Bởi vì một vị thầy dạy Yoga không chỉ có dạy cho ta những động tác, mà còn biết cách hướng dẫn cho ta những phương pháp để giải quyết những khó khăn trong cuộc đời và hướng tâm mình lên một bình diện cao hơn.
Để trở lại câu hỏi của bạn về sự thành công trong Yoga là như thế nào.
– Sự thành công trong Yoga phải tính bằng năm hoặc nhiều năm. Tuy nhiên ở mực độ hiệu quả tôi chia làm 2 loại. Loại tức thì và lâu dài.
Loại tức thì có nghĩa là “ngay trong lúc đang thực hiện một động tác”, ta sẽ tận hưởng được sự thoải mái của thể chất, an lạc của tinh thần, và “sau khi tập xong” ngay trong ngày hôm đó sức làm việc được tăng lên, không có cảm giác mệt mỏi trong lúc làm việc và tinh thần luôn luôn thoải mái. [dĩ nhiên là phải tập buổi sáng].
Còn nếu như khi tập xong… về đến nhà mà cảm thấy mệt mỏi, cáu gắt, thường xuyên bị căng thẳng là ta biết ngay ta tập không đúng. Nguyên nhân này có nhiều lý do, tôi có thể đơn cử ra một vài trường hợp sau đây.
Do giáo trình hướng dẫn của người thầy. Có thể người thầy cho tập quá nhiều động tác trong một buổi tập. Thời gian nghĩ ngơi thư giãn không hợp lý sau khi kết thúc các động tác, hoặc các học viên quá hăng say ham muốn tập nhiều các động tác khó, hoặc là thở không đúng cách v.v…
Thầy vừa nói đến thời gian “thư giãn không hợp lý sau khi kết thúc các động tác”, xin thầy vui lòng nói rõ hơn về vấn đề này.
– Khi ta tập một động tác thời gian giữ yên bất động khoảng 3 phút, thì lúc thư giãn ta cũng phải nằm 3 phút. Có được như vậy ta mới phục hồi lại sức khoẻ cũng như tái tạo lại nguồn năng lượng để chuẩn bị cho động tác kế tiếp. Đó là thư giãn hợp lý.
Nhưng đối với người tập Yoga nếu cứ phải nhìn đồng hồ mà tập… thì không thể cảm nhận được sự an lạc trong mỗi động tác, như vậy sẽ làm cho buổi tập kém hiệu quả…
– Bạn nói rất chính xác. Việc cho các học viên nằm thư giãn đúng thời gian đó là việc của người giáo viên dạy Yoga [dĩ nhiên là phải xem đồng hồ]. Còn khi bạn tập riêng một mình… bạn phải tập bằng chính sức khoẻ của mình. Có thể là bạn giữ yên một động tác khoảng 5 phút [nhưng không quá sức chịu đựng]. Sau đó là bạn nằm thư giãn cho đến khi nào bạn cảm nhận được sức khoẻ của bạn đã phục hồi, lúc đó ta mới tập qua động tác khác.
Còn về lâu dài… thưa thầy!
– Như chúng ta đã biết, Yoga không chỉ đơn thuần là tập những động tác [asana] mà nó còn hướng dẫn cho ta các phương pháp khác như là biết cách quản lý bản thân, kiểm soát các cảm xúc, cảm giác tiêu cực v.v… qua phương pháp THỞ. Nâng lên thêm một bước nữa nó còn giúp cho ta nâng cao khả năng trực giác, phát huy tiềm năng trí tuệ… tiến tới giác ngộ và giải thoát qua phương pháp THIỀN.
Theo tôi biết hiện nay ở nước ta vấn đề tập luyện YOGA chỉ dừng lại ở mức độ “PHONG TRÀO” mà thôi, chưa có hoặc không có các vị thầy dạy YOGA đúng nghĩa, họ chỉ hướng dẫn những bài tập như là thể dục nhưng mang danh nghĩa là YOGA, vì vậy mà lợi ích thực sự của YOGA đem lại cho người tập hầu như hoàn toàn không đáng kể.
– Thầy có nhận định gì về Yoga ở Việt Nam?
Hiện nay ở thế giới, nhất là nước Mỹ [cả Việt Nam] có rất nhiều bộ môn Yoga. Rất tiếc là họ tiếp cận môn này như là môn thể dục, một phương pháp dưỡng sinh hoặc là một khoa trị liệu.
Trên mạng internet hoặc facebooke cũng xuất hiện rất nhiều hình ảnh, những tư thế của yoga mà họ đã dày công tập luyện một cách tích cực nhất, đẹp nhất. Hầu như tất cả chỉ dừng lại ở tư thế và… chấm hết! Rất ít, rất ít những người nào nói lên được yếu chỉ của tinh thần Yoga, rất thiếu những nhà lý luận, phê bình, phân tích những tư tưởng triết học của Yoga. Họ chỉ copy bài viết ở đâu đó trên mạng, rồi xào nấu lại làm riêng của mình. Thật đáng tiếc.
Đây là sự thật, một sự thật hiển nhiên đang tồn tại trên lĩnh vực Yoga ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.
Yoga có thực sự hữu ích như lời quảng cáo trên mạng, trên sách vỡ, hay các vị thầy dạy Yoga không? Nói thật, tôi còn rất nghi ngờ những thông tin này lắm… tôi từng biết có rất nhiều vị thầy dạy Yoga mà vẫn phải mang bệnh hoặc đột tử vì những căn bệnh như là cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường, hen suyễn v.v… Là thầy dạy Yoga, thầy nghĩ sao về vấn đề này?
– Những vị thầy dạy Yoga mà còn mang những căn bệnh như bạn vừa kể, chắc có lẽ là họ chỉ chú trọng vào những động tác [điều thân], họ ít hoặc không quan tâm vào phương pháp thở [điều tức] cũng như không có sự hợp nhất giữa tâm và thân [điều tâm]. Cũng chính vì thiếu 2 thứ này [điều tức và điều tâm] nên họ vẫn phải mang bệnh như những người bình thường khác. Ngoài ra họ cũng cần phải biết giữ GIỚI VÀ LUẬT nữa, tập Yoga mà không biết giữ giới và luật thì không ai thành công cả.
Khi thực hiện một động tác muốn được có hiệu quả, lúc giữ yên bất động, ta phải biết kết hợp được ba yếu tố sau đây.
– Khi cơ thể đang vào tư thế bất động [điều thân], ta phải chú tâm vào hơi thở ra dài hơn hít vào [điều tức], hướng sự chú ý vào vùng bụng, theo dõi hơi thở [điều tâm]. Nếu tập đúng như vậy thì bệnh tật khó có thể đến với người tập Yoga được. Nói tóm lại, một động tác khi được thực hiện ta phải chú trọng 50% vào hơi thở, 30% vào sự tập trung, 20% vào động tác. Yoga, ngoài những bài tập Asana, còn cần phải tập thêm những phương pháp thở, và những bài tập thiền, có được như vậy mới tránh khỏi được bệnh tật.
Thầy vừa nói đến vấn đề hãy “thở ra dài hơn hít vào” trong lúc giữ yên bất động. Xin thầy vui lòng cho biết lợi ích của phương pháp thở này như thế nào?
– Khi thở ra dài hơn hít vào với tỷ lệ 2- 1 [thở ra 2, hít vào 1]. Với cách thở này sẽ làm hưng phấn hệ “đối giao cảm” và ức chế “giao cảm”. Với cách thở 2- 1 này sẽ tiết ra chất Acetylcholine [viết tắt là Ach]
– Khi thở ra dài hơn hít vào sẽ tiết ra chất Acetylcholine có tác dụng làm hạ đường trong máu và chất béo trong máu. Càng nhiều Acetylcholine thì huyết áp càng hạ, mở máu hạ, người không bị bệnh béo phì, tích trử đường ở trong gan. Ngoài ra nó còn làm cho chậm nhịp tim, giảm sức co bóp của tim. Áp xuất máu giảm, máu đưa nhiều vào não, phục hồi trí nhớ, trí tuệ sáng suốt.
– Ngoài ra khi ta thở ra dài gấp đôi hít vào nếu kết hợp cùng với động tác CÚI, NGỬA… sẽ giúp tăng cường nhu động ruột, kích thích tiêu hoá, giúp mau đói và ăn ngon. Về hô hấp, làm tống các khí độc ô nhiễm Carbon Dioxide ra khỏi đáy phổi, hóc phổi, nơi mà khí dơ thường hay đóng lại, giúp cho buồng phổi trống trải để tiếp đón luồng không khí trong lành theo hơi thở vào. Đặc biệt đối với những người bị bệnh tiểu đường, bằng phương pháp thở kết hợp với động tác cúi, ngửa… sẽ TÁC ĐỘNG VÀO TUYẾN TUỴ, giúp tăng tiết INSULIN, có thể thay thế thuốc chích INSULIN từ ngoài vào cơ thể. Đối với những người bị bệnh suyễn, bệnh viêm xoang, bệnh phổi tắt nghẻn mãn tính… cũng cần nên tập thì thở ra dài gấp đôi hít vào, đây là phương pháp thở rất có hiệu quả đối với những căn bệnh trên.
– Khi ta giữ yên bất động một tư thế bất kỳ nào của Yoga, ta phải thở ra dài, thóp bụng, rút nhị âm lên [ sinh dục và hậu môn ], và ngưng thở trong một thời gian nhất định nào đó. Đây là lúc các tuyến, các cơ quan sẽ sản sinh ra nội tiết tố mà ít các thầy Yoga nào áp dụng. Thật là đáng tiếc!!!
– VỀ TÂM LÝ: Thở ra dài gấp đôi hít vào, kết hợp cùng với tư thế hoa sen [kiết già] hoặc bán già. Hoặc tư thế nằm thư giãn [shavasana]. Với cách thở này sẽ tác động vào tuyến Tùng, khiến cho tuyến này sản sinh nội tiết tố MELATONIN làm êm dịu hệ thần kinh trung ương, giảm mọi sự căng thẳng, giận hờn, bực tức… dần dần tiến tới kiểm soát cảm xúc.
Cảm ơn thầy đã cho biết một thông tin rất quý về vấn đề thở, không ngờ hơi thở ra có nhiều lợi ích như vậy mà bấy lâu nay ít có người biết đến. Và tôi có một thắc mắc rất muốn tìm hiểu, nhờ thầy giải đáp dùm.
Hiện nay phong trào tập Yoga đang nở ra rầm rộ, và tôi cũng rất muốn tập. Theo tôi biết từ những thông tin qua mạng và các bạn bè. Tập Yoga sẽ mang lại những lợi ích thiết thực nhất. Nhưng có quá nhiều loại Yoga, và quá nhiều thầy, cô ở trong nước và nước ngoài… Tôi biết phải chọn loại Yoga nào thích hợp với tôi đây? Và có cần thiết là phải học thầy nước ngoài như là Ấn Độ chẳng hạn, theo tôi biết Yoga có nguồn gốc xuất xứ từ Ấn Độ, vì vậy nếu như học được các thầy Ấn Độ sẽ có hiệu quả hơn, thầy có ý kiến gì về vấn đề này?
– Yoga thích hợp cho tất cả mọi người, mọi giới, mọi lứa tuổi… Tuổi nhỏ thường năng động và hiếu thắng, vì vậy chỉ nên hướng dẫn các động tác [Asana]. Thường xuyên khuyến khích, động viên các em nên giữ yên ở tư thế bất động và biết kết hợp với hơi thở sâu thì càng hay. Hiện nay có một số thông tin cho rằng trẻ em không nên tập Yoga, đó là một sự sai lầm rất lớn. Những lời nói này lại rơi vào những người chẳng hiểu gì Yoga. Bằng chứng là trẻ em trên thế giới càng ngày càng học Yoga rất nhiều, thậm chí Yoga được đưa vào giáo trình rèn luyện thể chất ở học đường, điển hình như Ấn độ, Nhật bản, Mỹ v.v…
Theo sự quan sát của tôi, dưới cặp mắt của một nhà Yogis. Hiện nay chương trình giáo dục thể chất ở VIỆT NAM ta rất kém về mặt chuyên môn, họ thường chỉ chú trọng vào những cuộc thi đua, lập thành tích hay huy chương mà ít chú trọng vào thể dục cộng đồng trong trường học. Tôi đã từng chứng kiến những buổi thể dục của các em, phong cách tập rất là thờ ơ và thụ động. Này nhé… người hướng dẫn thể dục gõ vào trống cái thùng… các em dơ tay lên, rồi tiếp tục gõ cái thùng nữa, các em bỏ tay xuống… phong cách tập rất rời rạc và yếu ớt, chẳng có mang một chút sinh khí nào trong buổi tập thể dục cả.
Theo nghiên cứu của GS Dương Nghiệp Chí trong đề án Nâng cao thể lực và tầm vóc người VN đến năm 2030 đã được Chính phủ phê duyệt ngày 28- 4-2011. Hiện chiều cao trung bình của nam thanh niên Việt Nam là 163,7cm, nữ thanh niên 153cm. Trong khi đó chiều cao của nam thanh niên Nhật và Trung quốc là 172cm, nữ thanh niên 157cm. Theo mục tiêu của đề án trên, đến năm 2030 nam thanh niên Việt Nam có chiều cao 168,5cm, nữ thanh niên có chiều cao 157,5cm.
Theo GS Chí, các trường ở Việt Nam quá thiếu cơ sở dành cho THỂ DỤC THỂ THAO. Hiện nay không một trường mẫu giáo nào ở VN dạy trẻ em cách đi cho đúng. Người Việt Nam đi chân chữ bát, vòng kiềng… vì từ bé các em đã không được dạy đi cho đúng. Các nhà xã hội học ở Mỹ kết luận trường học phải chú trọng THỂ DỤC THỂ THAO bởi đây là phương tiện giáo dục tốt nhất về nhân cách, lối sống, ý chí quyết thắng, tinh thần kỷ luật…
Tiếc là ở VIỆT NAM có lỗ hổng quá lớn từ mẫu giáo đến đại học về giáo dục thể chất cho học sinh, sinh viên. Ở Mỹ, trên 70% người dân thường xuyên tập THỂ DỤC THỂ THAO, Trung Quốc trên 40%, còn ở Việt Nam chỉ có 19%. Hiệu sách ít bán sách THỂ DỤC THỂ THAO, các báo thể thao chỉ tuyên truyền bóng đá. Ngay những người làm công tác thể dục thể thao, họ cũng không biết dạy như thế nào để đem lại hiệu quả nhất. Thật lạ lùng khi khá nhiều người dân VN không biết tập luyện THỂ DỤC THỂ THAO.
– Thể dục, ngoài những phương pháp rèn luyện kỷ năng vận động, còn cần phải biết kết hợp với hơi thở, vì biết kết hợp hơi thở với động tác sẽ rất có ích lợi cho bên trong nội tạng, tôi tạm liệt kê một vài lợi ích của việc thở sau đây.
HỆ HÔ HẤP: Thở sâu có tác dụng đưa dưỡng khí vào tận đáy phổi, hóc phổi và đỉnh phổi.
HỆ TUẦN HOÀN: Khi thở sâu, khí huyết sẽ lưu thông tốt hơn và quá trình trao đổi chất sẽ biến máu đen thành máu đỏ được nhiều hơn.
HỆ THẦN KINH: Khí dẫn huyết lưu thông dễ dàng hơn, sẽ giúp tế bào thần kinh được nuôi dưỡng tốt hơn.
HỆ TIÊU HOÁ: Giúp khí huyết lưu thông, nhờ đó mà bộ máy tiêu hoá hoạt động tốt hơn, giúp ăn ngon, ngủ yên, tăng cường sinh lực.
HỆ MIỄN DỊCH: Giúp tăng cường Oxy đến tận cùng các tế bào của lục phủ, ngủ tạng. Giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, chống lại mọi bệnh tật, chống sự lão hoá của các tế bào.
Nói tóm lại, việc tập thể dục có kết hợp với hơi thở mang lại nhiều lợi ích như vậy đó, mà tôi không thấy các em thực hiện trong buổi tập. Ngay cả những bài tập THỂ DỤC DƯỠNG SINH dành cho người cao tuổi cũng vậy, rất ít chú trọng vào hơi thở, mà chỉ chú trọng, quan tâm vào các động tác là phải tập cho đúng, cho đều, cho đẹp… để được điểm cao trong các kỳ thi. Việc này là do chương trình giáo dục thể chất của HỘI THỂ DỤC DƯỠNG SINH, hay là do cách hướng dẫn của giáo viên… tôi luôn tự hỏi như vậy.
Trở lại vấn đề chuyện nên chọn thầy hoặc cô ở trong nước hay nước ngoài… hoặc là phải chọn loại yoga nào?
– Theo sự hiểu biết của tôi hiện nay phong trào tập Yoga ở nước ta đang phát triển rất mạnh, có rất nhiều thầy hoặc cô trong nước có thể đảm nhận được vai trò này, vì vậy bạn có thể tin tưởng mà tập luyện, dĩ nhiên là ta cần phải chọn thầy được nhiều người tín nhiệm. Còn như bạn muốn học được thầy Ấn độ thì cũng tốt thôi, nhưng có một điều tôi cũng muốn chia sẻ cùng bạn là “ĐỪNG BAO GIỜ NGHĨ RẰNG YOGA XUẤT PHÁT TỪ ẤN ĐỘ, THÌ NGƯỜI THẦY ẤN ĐỘ DẠY YOGA ĐỀU LÀ NGƯỜI GIỎI”, đó là một sự sai lầm. Bởi vì bất cứ một việc gì cũng bắt đầu từ nơi “xuất phát và lan toả “. Điển hình như là Phật giáo xuất phát từ Ấn Độ, nhưng có được thịnh hành đâu, hay là bóng đá xuất phát từ Trung Quốc mà người Trung Quốc có giỏi về bóng đá đâu? Chưa nói đến ngôn ngữ bất đồng thì làm sao ta có thể thu thập được những kiến thức kỳ diệu của Yoga. Hơn nữa về giá tiền học với ông thầy Ấn Độ rất mắc so với các thầy ở Việt Nam mà chất lượng các bài tập cũng ngang như nhau… điển hình như Hatha Yoga mà thầy Nguyễn Văn Phương đang dạy ở Thành Phố Hồ Chí Minh hoặc cô Ái Liên và cô Kim Phụng đang dạy ở CUNG VĂN HOÁ LAO ĐỘNG TP HCM.
LỜI BẠT
– Yoga không khuyến khích hay khuyến dụ bất cứ một người nào hoặc tôn giáo nào bỏ đạo để theo Yoga. Nếu gặp những trường phái Yoga nào có những tư tưởng hay việc làm như trên thì hãy hiểu ra rằng HỌ KHÔNG PHẢI LÀ YOGA ĐÍCH THỰC. Họ lợi dụng Yoga để trục lợi, lập nhóm, lập môn phái, hay là một tôn giáo mới để thực hiện ý đồ riêng của họ, hãy cảnh giác với loại Yoga này.
– Việc nên chọn thầy là người nước ngoài hay là ở trong nước, theo tôi thì hai sự việc này không quan trọng. Quan trọng là trong giáo trình đó, trong buổi tập đó “CÓ TẬP ĐỦ 4 HỆ THỐNG HAY KHÔNG”. Đó mới là điều quan trọng. Một lần nữa tôi khẳng định rằng “tập YOGA rất tốt cho sức khoẻ và trí tuệ”. YOGA KHÔNG NƠI NÀO LÀ KHÔNG ĐỘNG ĐẾN, ĐỘNG ĐẾN ĐÂU, KHOẺ ĐẾN ĐÓ.
BẠN TÌM Ở ĐÂU RA MỘT BUỔI TẬP YOGA HOÀN CHỈNH NHƯ THẾ NÀY!
Hiện nay YOGA VÔ CỰC của thầy MAI VĂN NHƯ hướng dẫn đủ 4 hệ thống trong một buổi tập. Mỗi buổi tập thời gian là 1 tiếng 30 phút.
– 10 phút khởi động
– 35 phút tập asana. THẦN KINH VẬN ĐỘNG. Từ dễ tới khó, từ đơn giản đến phức tạp. Có thở thuận và thở nghích tùy theo nhu cầu bài tập. Mỗi buổi tập từ 7 đến 8 tư thế. Mỗi tư thế từ 4 đến 5 phút gồm có động, bất động và thư giãn. Tập theo thứ tự từ Nằm ngửa, nghiêng, sấp. Trườn, bò, ngồi, đứng và đi.
– 15 phút luyện thở. THẦN KINH THỰC VẬT. Từ bài thở cơ bản 5/5, 8/8, 10/10, 12/12. Thở 3 thời Âm, 3 thời dương. Thở đầy đủ bụng, ngực, cổ. Thở 4 thời 10/10/10/10/ v.v…
– 15 phút tập thiền. THẦN KINH TRUNG ƯƠNG. Tập Thiền Sổ và Tùy tức. Phát âm AUM kích hoạt trí não phát huy tiền năng con người.
– 10 phút mátxa. THẦN KINH XÚC GIÁC. 5 giác quan và các kinh lạc.
– 5 phút thư giãn.
Giáo trình này rất hợp với Yoga 8 bước. Asana, Pranayama, Samadhi.
Ngoài ra có những buổi tập PRANAYAMA [kiểm soát dòng năng lượng] thay thế vào các bài tập thở và tập thiền. Và có những buổi tập phát âm “AUM” để khám phá những tiềm năng bí ẩn.
Địa điểm:
Khu biệt thự ngân hàng Đông Á
Đường Trần Não [đường số 30], Q.2 TP.HCM.
Thòi gian: Buổi sáng thứ 2,4,6,7…từ 5g30 đến 7g00.
BÀI VIẾT CỦA MAI VĂN NHƯ YOGA
6 Responses to NHỮNG THẮC MẮC THƯỜNG HỎI TRONG YOGA VÀ THIỀN