SỨC MẠNH VÔ BIÊN CỦA TÌNH YÊU

Giống như bao người mẹ mẫu mực khác, khi Karen nhận thấy rằng có thêm một em bé đang dần lớn lên trong bụng, cô đã làm tất cả những gì có thể để nuôi dạy cậu con trai ba tuổi của mình. Michael chuẩn bị đón nhận một người em mới. Họ đã biết trước rằng đứa bé trong bụng Karen là một bé gái, và ngày lại ngày, đêm tiếp đêm, Michael đã hát cho người em gái trong bụng của mẹ nghe. Cậu bé đang hình thành tình thương yêu gắn bó với người em gái nhỏ trước khi cậu gặp mặt em gái.

Thai nhi đã lớn lên bình thường. Đến thời kỳ khai hoa nở nhụy, những cơn đau co thắt dạ con đã đến. Nó co thắt mỗi 5 phút, 3 phút, rồi mỗi một phút. Nhưng những biến chứng nghiêm trọng đã phát sinh trong quá trình sinh nở và Karen đã phải chịu đựng cơn đau co thắt dạ con kéo dài mấy tiếng đồng hồ. Phải mổ tử cung để lấy đứa bé ra hay sao?

Cuối cùng, sau một hồi lâu vật lộn với những cơn đau, em gái bé bỏng của Michael cũng được sinh ra. Tuy nhiên cô bé lâm vào tình trạng nguy kịch. Với tiếng còi hú trong đêm, chiếc xe cứu thương vội vàng đưa em bé đến phân khoa chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh ở bệnh viện St. Mary, Knoxvile, Tennessee.

Thời gian chầm chậm trôi qua, bé gái trở nên suy yếu hơn. Bác sĩ nhi khoa phải nói với cha mẹ đứa bé rằng, hy vọng sống sót của em thật quá mong manh. Hãy chuẩn bị sẵn sàng cho trường hợp xấu nhất có thể xảy ra. Karen và chồng cô thậm chí đã liên lạc với nghĩa trang địa phương để xin một chỗ an táng.

Họ đã dọn sẵn một phòng đặc biệt trong nhà cho em bé sơ sinh của họ nhưng bây giờ chính họ đang phải lên kế hoạch cho một lễ tang. Tuy nhiên, Michael vẫn năn nỉ mẹ cho phép cậu được gặp em gái của cậu ta. Cậu bé không ngừng nói: “Con muốn hát cho em nghe.”

Tuần thứ hai của sự chăm sóc đặc biệt trông có vẻ như là một lễ tang sẽ diễn ra trước khi tuần lễ ấy trôi qua. Michael vẫn luôn nài nỉ rằng cậu muốn hát cho em gái nghe, nhưng phòng chăm sóc đặc biệt không bao giờ cho phép trẻ em bước vào. Cuối cùng, Karen đã quyết định dắt Michael vào dù cho họ có cho phép hay không. Vì nếu cậu bé không được nhìn em gái kịp lúc thì có lẽ cậu sẽ không bao giờ gặp được em gái khi em bé còn sống. Cô đã mặc cho Michael một bộ đồ vét tông cũ kỹ và rộng thùng thình rồi dẫn cậu bé vào khu chăm sóc đặc biệt trong bệnh viện. Cậu ta trông giống như một người đi gom quần áo bẩn để giặt. Cô y tá trưởng nhận ra cậu ta là một cậu bé con nên quát lớn:

– Đưa cậu bé kia ra khỏi đây ngay. Không cho phép trẻ em vào đây.

Thiên chức người mẹ đã trổi dậy mạnh mẽ trong lòng Karen, và người phụ nữ thường ngày thanh lịch ấy đã nhìn chằm chằm vào mặt cô y tá trưởng với đôi mắt đanh thép, hai môi mím chặt, Karen tuyên bố:

– Cậu ta sẽ không rời khỏi đây cho đến khi nào cậu ấy hát cho em gái nghe xong.

Rồi Karen dắt Michael đến bên giường em gái của cậu ấy. Cậu nhìn chăm chắm vào em bé sơ sinh bé bỏng đang mất đi khả năng đấu tranh để sinh tồn. Một lát sau cậu bắt đầu hát. Với chất giọng trong trẻo và trìu mến của đứa trẻ lên ba, Michael đã hát: “Em là ánh nắng của anh, là ánh nắng duy nhất của anh, em làm cho anh hạnh phúc khi bầu trời trong xanh.”

Ngay lập tức đứa bé gái dường như có sự phản ứng. Nhịp tim bắt đầu ổn định và đều đặn hơn.

– Hát tiếp đi con, Michael.

Karen khuyến khích con trai với đôi mắt nhòa lệ.

“Em không bao giờ biết được, em yêu, anh thương em nhiều lắm, đừng đem ánh nắng của anh đi xa.”

Khi Michael hát cho em gái cậu ta nghe, hơi thở rời rạc và yếu ớt của bé gái dần trở nên êm dịu hơn.

– Tiếp tục hát đi, con yêu.

“Một hôm, em thân yêu, khi anh đang nằm ngủ, anh đã mơ thấy rằng anh đang ôm em trong vòng tay.”

Em gái bé bỏng của Michael bắt đầu dịu lại và yên nghĩ, sự an ổn thư giãn đang lan tỏa nhẹ nhàng khắp người em bé.

– Tiếp tục hát đi Michael.

Đến lượt cô ý tá động viên. Lúc này, những dòng nước mắt đã đầm đìa trên khuôn mặt cô y tá trưởng khó tính.

Karen đã cảm thấy ấm lòng.

“Em là ánh nắng của anh, ánh nắng duy nhất của anh, xin đừng đem ánh nắng của anh đi xa…”

Ngày sau và những ngày sau nữa, bé gái đã đủ khỏe mạnh để về nhà.

Tờ nhật báo phụ nữ sau đó đã gọi điều đó là Bài hát nhiệm mầu của anh trai. Những nhân viên y tế thì gọi đó là một phép mầu. Karen thì gọi điều đó là phép mầu của tình thương yêu.
[Sưu tầm]

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


*