Ăn tốt, tập đều mới chỉ sống “một nửa cuộc đời”: Chủ nhân giải Nobel chỉ ra 50% còn lạ

1Tâm trạng vui vẻ, cách sống hòa thuận, gia đình hạnh phúc được xem là tiêu chí chiếm 50% giúp con người sống khỏe. Nhưng nhiều người chưa quan tâm đặc biệt đến điều này.

Chủ nhân giải Nobel Sinh lý và Y khoa 2009, Elizabeth từng nói rằng, con người đều nên phải sống khỏe mạnh qua 100 tuổi mới đúng. Để đạt mục đích này, tiêu chí quan trọng là ăn uống hợp lý chiếm 25%, các thứ khác chiếm 25%, việc cân bằng tâm lý chiếm đến 50%.

Cuốn sách Đông y nổi tiếng Trung Quốc “Hoàng đế nội kinh” có ghi: “Bách bệnh sinh ra từ khí. Phẫn nộ thì khí thăng, Hoan hỉ thì khí hoãn, Bi thương thì khí kết, Kinh sợ thì khí loạn, Lao lực thì khí hao…”. Vì vậy, nếu cần chữa bệnh thì nên ưu tiên chữa “tâm” trước.

Y học hiện đại phát hiện có đến 65% – 90% bệnh tật phát sinh liên quan đến áp lực tâm lý. Nếu ai đó bị bồn chồn bất an, phẫn nộ, căng thẳng… làm mức độ hooc-môn stress liên tục tăng cao không hạ, hệ thống miễn dịch của cơ thể bị ức chế và phá hủy, hệ thống tim mạch cũng sẽ bị mệt mỏi suy yếu khác thường.

Con người lúc vui vẻ, cơ thể tiết ra hooc-môn có ích là dopamine… Hooc-môn có ích làm cho tinh thần thả lỏng, sản sinh khoái cảm, khi đó tâm và thân đều trong trạng thái thoải mái, các chức năng của cơ thể phối hợp nhịp nhàng, cân bằng, tăng cường sức khỏe.

Giải pháp để đạt được mục tiêu giải tỏa tâm lý căng thẳng
1. Xác định mục tiêu sống
Nghiên cứu mới chứng minh, mục tiêu lạc quan và rõ ràng trong cuộc sống sẽ có lợi cho sức khỏe. Bởi vì điều này quyết định tâm thái của một người, tiếp đến quyết định trạng thái tâm lý của người đó.

Giới y học cũng phát hiện, nhiều người sau khi về hưu, vì mục tiêu nhân sinh đột nhiên biến mất, tình trạng sức khỏe thể chất và tinh thần đều giảm đột ngột.

Nếu không có mục tiêu, suy nghĩ rằng về hưu sẽ già rồi chết trở thành đích đến duy nhất, vậy thì ẩn trong tiềm thức là cơ chế tự hủy lặng lẽ nổi dậy, làm cho cơ thể ngày càng đi xuống.
Người năng suy nghĩ mạch máu não trong tình trạng giãn nở ra, thường xuyên hoạt động trí óc có thể xúc tiến quá trình trao đổi chất ở não bộ, làm chậm lão hóa.

2. Tâm phải tĩnh, thân phải động
Dưỡng tâm, tĩnh tâm, tu tâm, điều khiển cảm xúc là yêu cầu căn bản của dưỡng sinh, nhưng điều quan trọng này đang thường xuyên bị mọi người xem nhẹ.

Tâm tĩnh thì thân an, thân an thì cơ thể khỏe, tâm an thể kiện thì bách bệnh ít phát sinh. Động có thể sinh dương, dương khí cao thì khí huyết lưu thông, cơ bắp đầy đặn, gân cốt chắc khỏe. Chuyên gia dưỡng sinh khuyên rằng, 3 việc quan trọng nhất cần làm hàng ngày là: Tâm phải tĩnh, thân phải động, dinh dưỡng cân bằng.

3. Giúp đỡ người khác là việc vừa vui vừa có tác dụng trị liệu
Nghiên cứu phát hiện, lấy việc thiện để đối xử với người, thường làm việc tốt, giúp đỡ người khác có thể giảm 42% tỷ lệ tử vong. Hỗ trợ người khác trên phương diện tinh thần, có thể giảm 30% tỷ lệ tử vong.

Chuyên gia bệnh tinh thần chỉ ra, tạo thói quen giúp đỡ người khác làm niềm vui, là phương thuốc dự phòng và trị liệu chứng phiền muộn rất tốt.

4. Gia đình hòa thuận là một điều kiện bắt buộc để khỏe mạnh
Một nghiên cứu tại Mỹ phát hiện, trong các nhân tố có tính quyết định ảnh hưởng tuổi thọ, xếp thứ nhất là “quan hệ giữa người với người”. Họ nói rằng, các mối quan hệ có lẽ còn quan trọng hơn thực phẩm, thường xuyên luyện tập và định kỳ kiểm tra lại càng quan trọng hơn.

Gia đình hòa thuận, vui vẻ với bạn bè, có những mối quan hệ xã hội tốt là một trong những bí quyết trường thọ.
Một nghiên cứu khác tại Mỹ điều tra theo dõi phát hiện: Người lòng dạ hẹp hòi, tâm danh lợi nặng, tình chí thù địch mạnh, tỷ lệ tử vong tăng đến 14%.

Người mà lòng dạ rộng lượng, giúp người làm vui, tính tình hiền lành, tỷ lệ tử vong của họ chỉ là 2,5%. Tỷ lệ phát bệnh tim, trường hợp trước cũng gấp 5 lần trường hợp sau.

Phân tích nguyên nhân khác, cho thấy, quan hệ nhân tế không tốt, làm tâm lý đầy rẫy những phẫn nộ, oán hận, thù địch và tinh thần bất mãn, có thể làm cho thần kinh giao cảm luôn trong trạng thái hưng phấn.

5. Trao tặng thân thiện sẽ nhận lại thân thiện
Khi chúng ta mỉm cười với người khác, người khác cũng sẽ cười lại với chúng ta. Bất kể là tụ họp cùng bạn bè, hay là chuyện trò với bạn đồng môn cũ, nhớ là đều phải giữ nụ cười, thái độ thân thiện.

Thân thiện bằng cách khen ngợi, hài hước, mỉm cười, tôn trọng, lễ phép, lịch sự, nhã nhặn, khoan dung, tha thứ, hiểu biết, đồng tình, trung thành, lắng nghe… Chỉ có như vậy, chúng ta mới có thể nhận lại được sự thân thiện của người khác, tâm lý cũng theo đó mà tốt hơn lên.

6. Tinh thần không tốt có thể gây ra bệnh gan
Gan liên quan mật thiết đến sự điều tiết lượng tuần hoàn máu. Nếu tâm trạng không tốt, tức giận uất ức, cũng có thể ảnh hưởng gan, gây ra tác hại cho chức năng gan.

Do sự cạnh tranh, áp lực tinh thần cũng theo đó mà gia tăng, các loại cảm xúc tiêu cực có thể thường xuyên ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Như vậy, điều quan trọng nhất quyết định tuổi thọ con người dài hay ngắn không chỉ là ăn uống và vận động, mà là ẩn sâu trong tâm của mỗi người. Tôn trọng, giúp người, biết ơn, bao dung, hài hước, và còn tâm trạng vui vẻ và tâm thái tích cực. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật dưỡng sinh của người xưa, đó là sống hòa thuận với trời đất, với tự nhiên “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”.

Elizabeth Helen Blackburn, FRS (sinh ngày 26 tháng 11 năm 1948) là một nhà nghiên cứu sinh học người Mỹ gốc Úc tại Đại học California tại San Francisco. Bà nghiên cứu đoạn telomere – một cấu trúc ở đuôi nhiễm sắc thể có nhiệm vụ bảo vệ nó.

Blackburn cùng với Carol Greider đã khám phá ra telomerase, enzym cung cấp cho telomere. Vì những nghiên cứu này, bà đã được trao giải Nobel Sinh lý và Y khoa năm 2009 cùng với Carol Greider và Jack W. Szostak.

Bà cũng hoạt động trong lĩnh vực đạo đức y khoa, và từng là một hội viên trong Hội đồng Tổng thống về Đạo đức Sinh học.
*Theo NTDTV

Comments are closed.