Người một nhà bao dung càng lớn thì hạnh phúc càng nhiều; giữa vợ chồng bao dung càng lớn thì tình cảm càng thắm thiết; giữa hàng xóm với nhau, bao dung càng lớn thì càng dễ sống; giữa bạn bè bao dung càng lớn thì tình hữu nghị càng bền vững; giữa đồng nghiệp với nhau, bao dung càng lớn thì sự nghiệp càng thuận lợi…
Cuộc sống không phải là chiến trường, không cần phải so sánh cao thấp. Giữa con người với nhau, càng hiểu về nhau hơn thì càng giảm thiểu sự hiểu lầm; dùng tâm đối đãi nhau, thêm một phần bao dung thì giảm đi một phần tranh chấp.
Con người thường cho mình là quan trọng nhất nên hay lo chuyện được mất hơn thua, không nên đem kiến thức và cách nhìn của mình để bình luận người khác, kỳ thật tâm rộng bao nhiêu thì hạnh phúc bấy nhiêu; bao dung càng lớn, đạt được càng nhiều.
Không nên nói sau lưng người khác, cũng không nên lo ngại bị nói sau lưng. Khi một người không có gì thì không ai nói, còn người càng xuất sắc thì bị nói càng nhiều. Trên đời không có việc gì mà không bị bình luận, cũng không có ai không bị người khác bình luận. Có một số việc cần phải nhẫn, không nên tức giận; có một số người cần phải nhường không nên quá hơn thua. Miệng lưỡi chịu thiệt chút có sao đâu, nhường họ ba tấc lưỡi thì mình bị gì sao? Nước sâu thì phẳng lặng, người chững chạc thì ít nói. Học hiểu nói chuyện tâm tư, học cách nhẫn nhịn đối diện sự bất mãn.
Làm người: chỉ cầu cho mình được một nửa còn một nửa kia cho đi; làm việc: chỉ cầu một nửa còn một nửa kia để tùy duyên. Mọi việc không nên quá cầu toàn vì cầu toàn sẽ không còn lối thoát. Đối nhân xử thế không được quá hà khắc vì quá hà khắc sẽ không còn bạn bè. Phải biết nhún nhường, phóng khoáng khẳng khái; phải biết bao dung, hào phóng, rộng lượng.
Nguồn: Vườn hoa Phật Giáo