NGUỒN GỐC CỦA THIỀN TRONG LỊCH SỬ ẤN ĐỘ

4II. NGUỒN GỐC CỦA THIỀN TRONG LỊCH SỬ ẤN ĐỘ
1. Kinh điển Phệ-đà và Thiền
Ấn Độ là dân tộc không chú trọng nhiều đến lịch sử, nên khi chúng ta muốn hiểu rõ bộ phận lịch sử của Ấn Độ thì không dễ dàng gì, nhưng bộ lịch sử Ấn Độ lại lấy thời gian dân tộc Nhã-lợi-an đến Ấn Độ làm mốc khởi đầu.
 
Dân tộc Nhã-lợi-vốn cư trú gần sông Nhã-mạc thuộc Trung ương Á-tế-á. Về sau, một bộ phận trong số họ di chuyển xuống phương Nam vào lưu vực sông Ấn Độ; một số người khác đến Ba Tư; một bộ phận tiến xa hơn đến Âu-la-ba ở phương Tây, là tổ tiên của người dân châu Âu ngày nay.
 
Dân tộc Nhã-lợi-an vào lưu vực sông Ấn Độ khoảng năm 2180 trước kỷ nguyên. Vùng đất đầu tiên họ đặt chân đến là vùng Phổ-ân-nhã thuộc Ấn Độ ngày nay. Người Ba Tư gọi vùng đất này là Hậu-độc-tư-thản-ân. Từ đó, vùng này dần dần được gọi sai nên phát sinh những tên gọi như Ấn Độ, Thiên Trúc, Thân Độc, Tín Độ…
 
Lúc bấy giờ, dân tộc Nhã-lợi-an mang tư tưởng như thế nào thì khó ai có thể biết được, nhưng Thánh điển xưa nhất của họ, tương truyền là kinh Phệ-đà. Hầu hết các sử gia gọi thời đại Phệ-đà nằm trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 1400 trước kỷ nguyên. Chủng loại kinh Phệ-đà tuy nhiều (năm, sáu loại) nhưng đại khái được chia ra làm bốn loại sau:
 
Ở đây lại phân ra làm hai loại: 1. Man-đà-lạp (Mantra); 2. Phổ-lạp-mạc-na (Brahmana). Thể loại đầu là tập thơ ca tán tụng vẻ đẹp của Thần; thể loại sau là nghi thức tế tự. Kinh Man-đà-lạp truyền thụ bằng khẩu quyết, lấy Bí mật làm chính. Vì để xiển dương ý nghĩa thâm thúy của nó mà lấy A-lan-nhã-ca (Āraṇyaka) làm kinh điển kết thúc.
 
A-lan-nhã-ca được dịch là nơi tịch tĩnh, tức là vào chốn thanh u của rừng sâu, hoặc đọc tụng trong yên lặng, hoặc tĩnh tâm tư duy, nên còn gọi là Sâm Lâm Thư. Truyền thụ bằng khẩu quyết như vậy, vì tính thần bí u diệu, nếu không đọc tụng tư duy thì sẽ không hiểu được ý nghĩa của nó. Đây gần như là nguồn gốc của Thiền-na trong lịch sử Ấn Độ.
 
Vào năm 1400 trước kỷ nguyên, tại xã hội Ấn Độ đã manh nha tư tưởng này. Pháp hoa văn cú[1], quyển 24 nói. “Kinh Ma-đăng-già cho rằng, Phạm Thiên tu học đạo Thiền, và có Đại Trí Kiến tạo ra Vi-đà luận, lưu bố khắp nơi để giáo hóa. Sau đó có vị Tiên bảo: Bạch Tịnh tạo bốn bộ Vi-đà, một là Tán tụng, hai là Tế lễ, ba là Ca vịnh, bốn là Tổn tai. Mỗi bộ luận Vi-đà có bốn vạn bài kệ”. Do đó, chúng ta có thể biết được tư tưởng Thiền-na của dân tộc Nhã-lợi-an Ấn Độ đã manh nha từ rất sớm.
 
2. Ưu-ba-ni-sa-thổ và Thiền
Những năm cuối thời đại Phệ-đà, Ấn Độ phát sinh phong trào học thuật nghiên cứu tự do, từ thời đại thơ tự sự đến thời đại triết học Ưu-ba-ni-sa-thổ. Nhưng thời đại thơ tự sự ước khoảng 100 năm, triết học Ưu-ba-ni-sa-thổ được thành lập từ năm 1000 trước kỷ nguyên đến năm 800, 700 trước kỷ nguyên. Các sử gia gọi khoảng thời gian năm 300 trước kỷ nguyên là thời đại Triết học. Tóm lại, trong những năm rộng tháng dài ấy nhiều học thuyết được thành lập là ý kiến được mọi người công nhận. Học phái trong thời kỳ này có đến hơn năm trăm phái. Dựa vào đây chúng ta có thể thấy được nhân dân Ấn Độ cổ đại rất hứng thú đối với việc nhìn nhận đánh giá vũ trụ và nhân sinh. Ưu-ba-ni-sa-thổ giải thích rất rõ về tư tưởng “A-lạp-nhã-ngõa” trong kinh điển Phệ-đà. Nghĩa của từ Ưu-ba-ni-sa-thổ (Upaniṣad) được dịch là Thị toà, tức là đứng hầu bên cạnh vị Sư phụ. Ý nghĩa truyền thụ bằng khẩu quyết, cũng có nghĩa là đem vấn đề chứng đắc của người thầy trao truyền cho học trò.
 
Do đó, tư tưởng Triết học của người Ấn Độ cổ đại ngày càng phát triển, nhiều học phái ra đời và phát huy mạnh mẽ. Trong đó, nổi tiếng nhất là sáu giáo phái chính.
 
1. Phái Thanh luận (Mīmāṃsā), Khai tổ là Tế-nhã-lợi-mật, phái Nghi Thức (Chính thống).
 
2. Phái Vi-đà luận (Vedānta), Ha-đà-lạp-nhã-na, phái Tinh thần (Chính thống).
 
3. Phái Nhân minh luận (Naiyāyika Nyay), Khai tổ là Túc-mục-tự-cù-đàm, phái Luận lý (dị giải).
 
4. Phái Thắng luận (Vaiśeṣika), Khai tổ là Kiển-noa-đà, phái Thật Tướng (dị giải).
 
5. Phái Số luận (SāṃkhyaSainkhya), Khai tổ là Ca-tỳ-la, phái Duyên Khởi (dị giải).
 
6. Phái Du-già luận (Yoga), khai tổ là Ha-tha-hà-lợi phái Thực hành (dị giải).
Khảo cứu về niên đại ra đời của sáu phái đại Triết học này thì mỗi phái đều có mỗi thuyết khác nhau, nhưng tư tưởng của chúng đều bắt nguồn từ triết học Ưu-ba-ni-sa-thổ. Vì thời đại triết học Ưu-ba-ni-sa-thổ coi trọng về phép quán. Thiền-na tức Tĩnh lự, đây là một thuật ngữ, nhưng thời đại tư tưởng trung kỳ của Triết học Ưu-ba-ni-sa-thổ thì Thiền-na lại bao quát cả phái Du-già. Du-già có nghĩa là tương ứng ý, tức giữa Thần và người tương ứng khế hợp nhau, cũng có nghĩa là Thiền định. Trong sáu phái đại Triết học này, thì phái Du-già [tức Yoga] sau này được đức Thích Tôn triển khai, chúng tôi sẽ bàn luận phái này ở phần sau.
 
Phái thứ nhất Nhị-man-tát, được dịch là Tư duy hoặc Quán tưởng. Phái Thắng luận (thứ 4) và phái Số luận (thứ 5) đều có quan hệ mật thiết với Phật giáo. Thực tướng luận và Duyên khởi luận của Phật giáo đều chịu ảnh hưởng bởi hệ thống của hai học phái lớn này. Phái Nhân minh luận (thứ 3) được đa số tín đồ Phật giáo đời sau dẫn dụng, trở thành công cụ để thuyết minh cho giáo lý nhà Phật. Phái Vi-đà luận (thứ 2) không mang tính vũ trụ quan, sau này Phật giáo bị phái này đả kích kịch liệt nên Phật giáo bị tuyệt tích ở Ấn Độ. Sự bạo động của học phái này là chủ nhân làm cho Phật giáo mất chỗ đứng trên vùng đất mà nó đã ra đời và phát triển.
 
3. Tộc Bà-la-môn và Thiền
Dân tộc Nhã-lợi-an Ấn Độ từ trước đã có mầm mống tư tưởng Thiền, như phần đầu bài chúng tôi đã nói. Ưu-ba-ni-sa-thổ là bộ sách chú thích về tư tưởng của kinh Phệ-đà, mà kinh Phệ-đà vốn thuộc kinh điển của Bà-la-môn giáo. Do đó có thể biết được Ưu-ba-ni-sa-thổ chiếm địa vị cực kỳ quan trọng trong tư tưởng Bí mật của Bà-la-môn giáo, nên gọi Ưu-ba-ni-sa-thổ là Sâm lâm thư. A-lan-nhã-ca (āraṇyaka) là nơi cư trú tu tập của các Tăng lữ Bà-la-môn giáo những khi trầm tư mặc tưởng. Vì trầm tư mặc tưởng nên họ phải rời xa phố thị, sống an tĩnh trong rừng rậm.
 
Trong suốt cuộc đời của Tăng lữ Bà-la-môn được chia làm bốn thời kỳ, mỗi một Tăng lữ phải trải qua bốn giai đoạn (Aerana): Tuổi ấu thơ ở nhà hầu hạ cha mẹ, lớn thêm ít tuổi nữa lại xuất gia, theo Thầy học tập kinh Phệ-đà, đây gọi là thời kỳ Phạm chí (brahma-cārin). Đến tuổi thanh niên về nhà lập gia đình, kinh doanh làm ăn lo cho gia nghiệp, đây gọi là thời kỳ Hộ chủ (gṛha-stha). Đến tuổi về già, lại vào núi rừng tu đạo, gọi là thời kỳ Sâm cư (āna-prastha). Cuối cùng thành đạo, làm vị Tăng thanh tịnh khất thực, đây gọi là thời kỳ Bí-sô (bhikṣu). Trong đó, thời kỳ Sâm cư thứ ba đọc tụng Sâm lâm thư và Bí mật giáo của Bà-la-môn, tĩnh nhập thiền định, tập trung vào trầm tư mặc tưởng, họ theo pháp tu này để có khả năng thành tựu đạo quả. Thời kỳ Sâm lâm trầm tư mặc tưởng là thời kỳ quan trọng nhất trong cuộc đời của Bà-la-môn giáo, còn gọi là thời kỳ tu học Thiền-na.
[1]. Pháp hoa văn cú 法華文句: Theo Phật Quang đại từ điển thì tác phẩm này có 10 quyển (hoặc 20 quyển), do ngài Thiên Thai Trí Khải giảng thuyết ở chùa Quang Trạch tại Kim Lăng vào năm đầu niên hiệu Trinh Minh (587) đời Trần thuộc Nam triều, ngài Quán Đính ghi chép, được thu vào Đại chính tạng, tập 34.
Ban Phiên Dịch Pháp Tạng PGVN

Comments are closed.