TÂM TÌNH CỦA MỘT NGƯỜI THẦY DẠY ĐẠO LÀM CON.

1Trong suốt quá trình dạy học, tôi cảm thấy rằng bọn trẻ rất là ngây thơ. Tôi còn nhớ có một lần, tôi nhìn thấy bên cạnh có một số con côn trùng đã chết, tôi nghĩ đem chôn mới được, thế là tôi đem chúng đi chôn xuống. Đúng lúc đó các bạn nhỏ nhìn thấy tôi làm như thế, rất hiếu kỳ, chạy đến hỏi: “Thầy ơi, thầy đang làm gì vậy?”. Tôi nói: “Thầy đang chôn đàn kiến, đang chôn côn trùng”. Chúng nó gật gật đầu. Đến hôm sau tôi thấy hai ba đứa nhỏ ngồi chồm hổm ở đó, như có chuyện gì đó. Tôi không biết chúng đang làm gì, nên hỏi: “Các em đang làm gì vậy?”. Chúng nó quay đầu nhìn tôi, nói rất là nghiêm túc: “Thưa thầy, chúng em đang chôn kiến ạ”. Cái tâm từ bi của chúng rất là dễ khơi dậy, vì vậy tâm thiện phát khởi càng sớm càng tốt. Tôi liền cảm thấy rằng công tác giáo dục này, nhất là giáo dục từ mẫu giáo, giáo dục tiểu học, đặc biệt có thể khởi phát tâm thiện của trẻ.
 
…Tôi còn nhớ, mẫu thân tôi nhắc đến việc cậu của tôi lúc trước có hỏi bà điều này: “Chị dạy học cũng đã hơn hai mươi mấy năm rồi, sao mà cả giấy khen, bằng khen đều không có vậy?”. Mẹ tôi nói: “Con của tôi không xảy ra chuyện gì là tốt lắm rồi, còn phải bằng khen gì chứ?”. Câu nói của mẹ tôi rất có ý nghĩa…
 
…Trong sự nghiệp giáo dục đặc biệt ở giai đoạn nền tảng là giáo viên mẫu giáo và tiểu học, tuy lượng công việc rất lớn nhưng việc dạy phẩm đức giáo dục cho các em cùng lúc tuyệt đối không làm tăng thêm gánh nặng. Sự nhận thức này cần phải khiến cho tất cả người dạy học hiểu được. Một khi họ không hiểu, họ sẽ cảm thấy rằng ta đang tăng thêm lượng công việc cho họ, kết quả có thể sẽ hoàn toàn ngược lại. Vì vậy lòng tốt của chúng ta, nếu như không thể đồng thuận với tâm tình của người khác thì lòng tốt cũng sẽ làm hỏng việc.
 
Có một lần tôi đến Malaysia, gặp được một thầy giáo, ông ấy nói có một đứa trẻ, hễ học “Đệ Tử Quy” thì bật khóc. Tại sao nó lại khóc? Bởi vì nó nhìn thấy “Đệ Tử Quy” là run sợ; thầy giáo của nó bảo, em học cái này cho thầy, học không thuộc thì sẽ bị phạt, thế là bọn trẻ nhìn thấy “Đệ Tử Quy” thì sợ chết khiếp. Như vậy thì có hiệu quả hay không? Không có hiệu quả!
 
Cho nên, nếu như chúng ta là hiệu trưởng, bỗng một hôm nói: “Nào, tất cả giáo viên phải dạy “Đệ Tử Quy” cho tôi”. Tất cả các thầy cô còn chưa hiểu tác dụng của “Đệ Tử Quy”, do họ không hiểu được nên trong tâm có sự chống đối, có thể lúc dạy sẽ làm hoàn toàn ngược lại. Thế nên phải làm sao khiến cho thầy cô hiểu được làm việc này là để giúp đỡ họ tổ chức lại lớp học. Bọn trẻ khi đã có quy củ, hiểu chuyện, tôn trọng đối với thầy cô, thì hiệu quả học tập cũng tốt hơn. Vả lại, sau khi được dạy rồi, trẻ một khi đã hiểu chuyện, trở về nhà sẽ xới cơm cho mẹ chúng, làm những việc tốt đẹp như vậy lần đầu tiên trong đời chúng. Rất nhiều phụ huynh đều đã rơi nước mắt, thế là hỏi ra mới biết là con mình do được thầy cô dạy dỗ bọn trẻ biết hiếu thuận cha mẹ. Họ đi đến trường học, nắm lấy tay thầy cô giáo, nói: “Cảm ơn, cảm ơn Thầy nhiều lắm…Con của tôi dạo gần đây rất hiểu chuyện”.
 
Khi thầy cô giáo chúng ta dạy dỗ đức hạnh cho trẻ, thì sẽ giành được sự tôn trọng từ trong nội tâm của các em, của phụ huynh đối với chúng ta. Việc này nhất thiết cần phải có một quá trình. Trước tiên thầy cô phải hiểu, “Đệ Tử Quy” không hề tăng thêm gánh nặng cho họ, mà sẽ giúp đỡ cho việc dạy học của họ. Nói thực tế là, bản thân chúng ta đều dạy học qua, khi trẻ nhỏ học hành một cách thật chăm chỉ, chúng ta rất phấn khởi, cho dù là đã tan học, mà nghe chúng nói: “Thưa thầy, em còn có câu hỏi”, chúng ta sẽ vui vẻ tiếp tục nói chuyện với chúng. Nếu như trong quá trình giảng dạy, bọn trẻ không tôn trọng thầy cô, cũng không chuyên chú, giảng giảng một hồi, có lúc chúng ta cũng không biết nói cái gì nữa. Khi bọn trẻ tôn trọng chúng ta, chúng sẽ có thể biết tự trọng mà học tập.
 
(Trích từ bài giảng: Làm thế nào trẻ thơ tiếp nhận giáo dục đạo đức – đã được hiệu chỉnh)

Comments are closed.