TÂM KIÊU NGẠO CỦA TRẺ TỪ ĐÂU RA?

1Tôi còn nhớ có một câu chuyện có thật thế này, một người cha nọ có hai đứa con, một đứa con trai lớn và một đứa con gái nhỏ. Đứa con trai thành tích học tập tương đối tốt. Đứa con gái tư chất tương đối không được lanh lẹ cho lắm. Xin hỏi các bạn rằng, mình nên thương đứa con gái hơn hay đứa con trai hơn? “Con gái”. Đáp án chính xác. Thế nhưng trên thực tế, đa số cha mẹ thương ai hơn?…Hôm nay đứa trẻ này có thành tích tốt thì tôi đối đãi với nó tương đối tốt, còn đứa em gái thành tích không tốt thì việc nhà em đều phải làm, anh thì không cần làm, thương đứa anh hơn, vậy xin hỏi đứa anh sẽ sinh ra cái tâm gì? Tâm ngạo mạn sẽ khởi lên. Các bạn cứ nghĩ thử xem, người có thành tích tốt thì có mấy người mà không ngạo mạn? Các bạn phải suy nghĩ, một đứa trẻ bởi vì thành tích tốt mà tăng trưởng ngạo mạn, là lợi bất cập hại, thành tích tốt chỉ là một lần thi, còn tâm ngạo mạn sẽ chướng ngại cả một đời nó.
 
Tôi từng gặp qua người hai mươi tuổi mà mấy lần được học vượt lớp ở trường Đại Học Đài Loan, vào trường đại học giảng dạy, về sau bình xét lên giáo sư thì lại không được, mười mấy năm trời vẫn không được xét. Tại sao vậy? Bởi vì luận văn anh ta viết rất tốt, chỉ cần viết luận văn là mắng một vị giáo sư nào đó, mắng rất gay gắt, sau này anh tự viết luận văn thì phải qua các giáo sư, những giáo sư ấy chỉ cần nhìn thấy bài của anh ta thì không thèm xem, liền bỏ sang một bên. Với hết thảy bạn bè, anh ta đều đã đắc tội hết. Sau đó anh đi thỉnh giáo một vị bằng hữu, vị bằng hữu ấy nói: “Anh có thể đem luận văn sửa lại một chút không? Anh đem việc phê bình người khác không tốt, sửa thành tán thán, động viên người khác, viết cho tốt chỗ đó vào”. Anh ta nghe đến đoạn này thì chau mày lại nói: “Để tôi thử xem”. Kết quả sau đó, anh thật sự viết luận văn, người bạn này vừa xem thấy thì nổi hết da gà, vì anh ta vốn chỉ biết phê bình người khác, nhưng bỗng chốc lại tán thán người, những lời lẽ đó thật chẳng tự nhiên lắm.
 
Như chúng tôi đã nói, giáo dục là trưởng dưỡng tâm thiện, vả lại tâm như bơi thuyền ngược nước. Cái thiện bạn không dạy chúng thì chúng sẽ học cái ác. Hôm nay ăn cơm, bạn không dạy chúng mời ông nội bà nội ngồi trước, chúng liền nghĩ rằng chúng nên ngồi trước. Bạn không dạy chúng cái đúng thì chúng học cái sai, cho nên điều này chúng ta phải cảnh giác. Không thể nói bọn trẻ hôm nay không tiến bộ, cũng không lui sụt. Con người mỗi ngày một là tiến, hai là thoái, không có đứng yên, “đứng yên” chính là thụt lùi.
Sưu Tầm

Comments are closed.