Một ngày nọ, trên một tờ báo có đăng một tin tức, khiến cho tôi rất chú ý. Có một đứa trẻ chỉ mới 10 tuổi, cùng với mẹ của cậu đến dự hội chợ triển lãm, đứa trẻ muốn mua một món đồ, người mẹ ấy nói: “Ở nhà mình đã có món đồ chơi này rồi, không cần mua thêm nữa”. Đứa trẻ này không vui, đã nắm lấy tóc người mẹ của cậu mà giật. Bên cạnh có một người phụ nữ đi đến, nói: “Con không nên làm như thế với mẹ của con, dì sẽ mua cho con”. Kết quả là cậu bạn nhỏ mới 10 tuổi này nhìn người dì đó và nói: “Không cần dì lo cho con, con chỉ muốn mẹ mua”.
Đứa trẻ mới 10 tuổi đã bất hiếu, lại vô lý đối với người khác như vậy, cuộc đời của nó còn có tiền đồ đáng nói hay không? Càng sớm cải chính trở lại thì cuộc đời nó mới sáng lên được. Thế là nó tiếp tục kéo tóc của mẹ nó. Mẹ của cậu cũng kéo tóc của mình lại. Tôi liên tục xem thấy những hình ảnh ấy, xem ra thì thật là rất thảm. Sau cùng kéo cũng không xong, cậu lại dùng móng tay bấm vào cổ họng của mẹ cậu, cứ như vậy. Sau đó mẹ của cậu nói với cậu là sẽ mua cho cậu. Thái độ cậu bé liền thay đổi, vui rồi, mua được rồi. Cái thái độ nhân sinh như vậy, sau này làm cha mẹ của người khác thì sẽ thế nào? Sau này sống chung với người, nhất định sẽ xung đột với người, vì họ từ nhỏ đã đối xử với cha mẹ ngỗ ngược, đã bạo lực như vậy.
Hồi trước, tôi còn nhìn thấy một bé gái 6 tuổi ở Thẩm Quyến, muốn xin mẹ nó đồ gì đó, mẹ không cho thì đánh mẹ, đánh đến nổi mẹ của nó mặt mũi bầm tím cả. Sau đó người đứng bên cạnh thấy chịu không nổi nữa, nói: “Con gái của chị thật là quá đáng! Sao chị không dạy dỗ nó một chút?”. Người mẹ này nói rằng: “Tôi không nỡ đánh nó”.
Nuôi con mà không dạy, là lỗi của mẹ cha.
Dạy trò mà không nghiêm, là do thầy bê trễ.
Khi trẻ còn thơ dại chính là khoảng thời gian tốt nhất để dạy dỗ. Chúng ta phải nhân cơ hội sớm dạy chúng. Thế nhưng chúng ta đang đối diện với đủ loại hiện tượng xã hội ngày nay, đặc biệt là sự bất kính của trẻ nhỏ, chúng mới 13, 14 tuổi hay là 7, 8 tuổi, chúng không hiểu hiếu kính là gì. Vấn đề của bọn trẻ, chúng ta không thể trách chúng nó. Chúng ta phải suy nghĩ, một đứa trẻ mới có 6 tuổi đã đánh mẹ nó như vậy, nguyên nhân xuất phát từ đâu? Tìm được nguyên nhân thì mới có thể giải quyết vấn đề. Vì vậy chúng ta làm công tác giáo dục phải có trí tuệ phân tích các loại nguyên nhân. Lý trí nhân sinh cũng là như vậy. Gặp phải vấn đề, trước tiên hãy tìm căn nguyên thì mới có thể hóa giải, than phiền sẽ không giải quyết được vấn đề, trách mắng cũng sẽ không giải quyết được vấn đề.
Cho nên chúng ta hãy đem cuộc đời của đứa bé sáu tuổi này mà quay ngược trở lại, trở về lúc nó được một- hai tuổi, lúc đi đến SOGO Thái Bình Dương để mua đồ, ở nơi đó nó giẫy nẫy đòi mua cho. Người mẹ nói “ở nhà đã có rồi, không được mua nữa”. Nó nói: “Con không biết, hôm nay mẹ phải mua cho con”. Nó khóc lên thật to. Sau khi khóc cho thật to, những người xung quanh đều chụm lại để xem, “nào, giờ thì mẹ mua hay không?”. Cuộc sống khó nhất không phải là sự cố gắng, mà là sự chọn lựa, mua hay không mua? Các vị xem, nếu như người mẹ này nói:“Được rồi, mẹ sẽ mua cho con”, vậy thì cho dù nó đã khóc suốt mười mấy phút đồng hồ, ngay đó lập tức nó nín khóc ngay, bắt đầu biết nói lời xu nịnh “ôi chao, mẹ con là người mẹ tốt nhất thiên hạ!”. Mọi người nghĩ xem, nó khóc thiệt hay là giả bộ? Nó khóc vì biết rằng chỉ cần khóc vài tiếng thì mẹ của nó sẽ đầu hàng, nguyên tắc này nó đã nắm được rất rõ ràng, nắm được yếu điểm của cha mẹ, cho nên vào lúc đó khóc thì nó sẽ được thỏa mãn. Xem ra thì nó đã thích thú, nhưng trên thực tế thì dục vọng của nó đang tăng trưởng, đang phát triển dần dần, sau đó vài năm, 6 tuổi thì nó có thể đánh cả mẹ của nó.
Nghĩ đến điều này thì tôi thấy rất vui. Mẹ của tôi chưa từng nổi giận qua, nhưng rất có nguyên tắc. Tôi còn nhớ, có một lần tôi xin mẹ một món đồ, mẹ không đếm xỉa tới tôi, cứ tiếp tục xem sách của mình. Tôi thấy tình hình như vậy là chưa giở hết khả năng của mình ra, chắc sẽ không đạt được mục đích. Tôi liền bắt đầu bò lăn ra đất, lăn lộn ăn vạ mười mấy phút. Mẹ của tôi vẫn cứ như như bất động, cũng không thèm nhìn tôi một cái, chắc là mẹ tôi đã đọc qua “Tam Quốc Diễn Nghĩa”, như “Quan Công xem Kinh Xuân Thu”, bà rất có định lực. Sau khi mười mấy phút trôi qua, rốt cuộc tôi đã hiểu được, mặt đất vào mùa đông thiệt là lạnh quá, vả lại lăn lộn quả thực cũng mệt lắm, như thế cũng không đạt mục đích, nên tôi không bày trò ăn vạ, thế là tôi đành phải đứng dậy. Ngay cả lúc này mẹ tôi cũng không nhìn tôi. Bạn làm sai rồi thì càng không để ý đến bạn, khiến bạn càng cảm thấy rất xấu hổ. Cho nên việc này chúng ta còn phải xem đến cái chỗ dụng tâm của người làm cha mẹ, mới có thể chân chánh khởi phát thiện tâm của trẻ nhỏ từ ban sớm.
Sưu Tầm