Tục ngữ có câu: “Sống yên ổn nghĩ đến ngày gian nguy”. Có người sống trong một hoàn cảnh an nhàn thoải mái, vì thời gian trôi qua quá tốt, cuộc sống quá trôi chảy. Những người này họ thường không cảm nhận được những nguy cơ có thể xảy ra trong tương lai.
Nhưng sự biến đổi của sinh vật nói cho chúng ta biết “Vật cạnh thiên trạch, thích giả sinh tồn” (ý là: vật đổi sao dời, kẻ thích ứng được thì sẽ sống). Bạn không bao giờ có thể biết được những biến hóa lớn có thể xảy ra trong tương lai của bạn. Không biết được rằng chỉ trong một đêm, cuộc sống có thể gặp phải một đống các vấn đề khó giải quyết, khiến bạn có thể bị chìm nổi trong những vấn đề này, thậm chí cuối cùng có thể bị chìm nghỉm…
Cho nên, làm người đều cần phải có ý thức về nguy cơ.
Có một câu chuyện ngụ ngôn như thế này:
Trong một khu rừng rậm nọ, một chú hươu sao đang nhàn nhã đi dạo trên đường, đột nhiên một con hổ từ trong bụi cây lao ra, cắn vào cổ con hươu rồi đè nó ngã bổ nhào trên mặt đất.
Hươu sao nằm trên mặt đất kêu to: “Ngươi không thể ăn ta”
Con hổ sửng sốt một chút rồi hỏi: “Tại sao?”
Hươu sao nói: “Bởi vì ta là động vật quý hiếm cấp hai được quốc gia bảo hộ”
Con hổ cười mỉa mai rồi nói: “Vớ vẩn, không thể vì động vật quý hiếm cấp hai được bảo tồn mà lại để cho động vật quý hiếm cấp một bị chết đói được, biết chưa?”
Có lẽ bạn nghĩ rằng câu nói của hươu sao thật là ngây thơ, nhưng bạn nghĩ xem trong chúng ta có bao nhiêu người cũng ngây thơ như hươu khi có những thành kiến sau:
Cho rằng con cái là của mình, không cần phải trao đổi chia sẻ.
Cho rằng vợ (chồng) không thể thoát khỏi mình, không cần phải cố gắng, giữ gìn.
Cho rằng công nhân viên không thể đổi việc hay chuyển công ty khác, không cần nghĩ biện pháp giữ họ lại.
Cho rằng công ty của mình đã có danh tiếng rồi, không cần phải học tập, phát triển…
Người mong cầu ổn định thì càng ngày càng không ổn định.
Người nhìn thấu sự không ổn định thì càng ngày càng ổn định.
(Theo daivietkynguyen – đã hiệu chỉnh)