HỌC TẬP QUÝ LÀ Ở THỰC HÀNH.

2Chí hướng cũng giống như một mục tiêu của một đời người, chúng ta lập chí đúng, ngay đời này mới không luống qua một đời. Vậy thì trong học tập, ngoài lập chí ra còn có một thái độ rất quan trọng, gọi là “học quý ở hành”. Chúng ta học tập một câu Kinh giáo, thì nhất định phải làm một câu, nên gọi là giải – hành tương ưng. Như vậy thì đạo đức, học vấn của chúng ta mới có thể nâng lên cao.

Quý vị thân mến! Khi các vị ba tuổi có biết hay không? Ngày trước dạy bảo thiện ác, dạy bảo làm người, không phải đến trường học, mà ở tại nhà. “Gia giáo” chính là dạy. Cho nên đích thực Bạch Cư Dị nói không sai, trẻ nhỏ ba tuổi đều biết. Ô Sào Thiền Sư trả lời ông: “Lão ông 80 tuổi không làm được, đều không làm được”. Cho nên, then chốt, cốt tủy của đạo đức, học vấn không phải ở học được nhiều ít, mà ở bạn làm được bao nhiêu. Chúng ta chính mình học, cũng dẫn dắt trẻ nhỏ học Thánh, học Hiền, nhất định phải xác lập thái độ chính xác này.

Ngày 15 tháng 03 năm vừa rồi, tôi đến Thẩm Quyến. Tôi cùng với thầy cô giáo và phụ huynh nơi đó có một buổi nói chuyện. Hôm khác thầy giáo nơi đó mời tôi đến giảng một buổi cho mấy bé trường mầm non. Tôi liền dạy “Đệ Tử Quy”. Kết quả khi tôi vừa bước vào, tôi nói: “Xin chào các bạn nhỏ! Hôm nay chúng ta học Đệ Tử Quy”, thì những đứa bé này khác miệng đồng âm nói: “Thầy ơi! Chúng em đã học qua rồi. Chúng em đều đọc thuộc rồi”.

Quý vị thân mến! Câu nói “Điều đó chúng em đã sớm học thuộc rồi, chúng em đã học qua rồi” cho thấy rằng học “Đệ Tử Quy” đã cho những đứa bé này sự ngạo mạn chứ không phải là khiêm tốn. Cho nên thầy giáo khi vừa bắt đầu giảng giải rất quan trọng đối với đứa bé. Tôi liền viết một chữ lên bảng đen, chữ “đạo” của “đạo đức”. Tôi cũng không trực tiếp phản bác với chúng, trước tiên tôi viết một chữ “đạo”. Tôi nói: “Này các bạn nhỏ! Văn hóa Thánh Hiền rộng lớn và tinh thâm. Trên toàn thế giới chỉ có văn tự của Trung Quốc là có thể ở ngay trong văn tự đem triết học nhân sinh, trí tuệ nhân sinh mà lưu xuất ra văn tự”. Tiếp theo đó tôi liền giải thích: “Chữ này gọi là chữ hội ý. Ngay khi các em xem thấy cái chữ này, các em liền có thể hiểu được đạo lý trong đó. Bên trái là bộ “xước”, bên phải là bộ “thủ”. Cho nên, chữ này nói với chúng ta: Người chân thật có đạo đức, chính là trước tiên phải có thể thực tiễn. “Xước” là thực tiễn, người trước tiên có thể làm được, có thể làm ra, mới là người có đạo đức. Cho nên chúng ta học “Đệ Tử Quy” chính là phải làm người có “đạo đức“. Các em đã làm được câu nào trong “Đệ Tử Quy” rồi?”. Bọn trẻ vốn dĩ là ngẩng đầu rất cao. Sau khi nghe xong, chúng đột nhiên ở nơi đó suy nghĩ: “Phụ mẫu hô, ứng vật hoãn” (Cha mẹ gọi, trả lời ngay), hôm qua vừa mới trả treo với mẹ, cho nên lập tức liền xét lại mình.

Tiếp theo tôi liền đem từng câu, từng câu Kinh của “Đệ Tử Quy” nói với chúng làm thế nào thực tiễn ngay trong đời sống của gia đình. Trong lớp có một đứa bé, khi trở về, ngay hôm đó viết nhật ký câu đầu tiên liền viết: “Hôm nay thầy Thái đến dạy chúng em, thầy Thái nói “Đệ Tử Quy” là phải làm chứ không phải chỉ để học thuộc lòng”. Đứa bé này biết viết trên nhật ký, tức là ấn tượng của chúng rất sâu sắc. Ấn tượng này rất có thể ảnh hưởng cả đời của chú. Cho nên giáo dục có ba chữ chân ngôn, phải “thận ư thỉ”. Ngay khi trẻ nhỏ vừa bắt đầu học tập học vấn liền phải chú trọng thực hành, vậy thì công phu của chúng liền có lực, nhất định sẽ khác so với những người khác.

Ngoài ra, có đứa bé khi học xong rồi, trở về cũng rất nỗ lực, hôm sau đứng ở ngay trước cửa của cha mẹ đợi cha mẹ đi ra. Khi thấy cha mẹ vừa đi ra, chú liền cúi chào cha mẹ nói: “Con chào cha mẹ buổi sáng! Hôm qua cha mẹ ngủ có ngon giấc không?”. Cha mẹ của chú bất chợt cảm thấy rất ngạc nhiên, lập tức liền gọi điện thoại cho trường mầm non hỏi là: “Hôm qua đã xảy ra việc gì? Con tôi vì sao hôm nay biết chào hỏi và hỏi thăm chúng tôi?”. Thầy giáo mới nói: “Hôm qua bởi vì các con đã học đến “Thần tắc tỉnh, hôn tắc định” (Sáng phải thăm, tối phải viếng). Trẻ nhỏ có dễ dạy hay không? Rất dễ dạy. Chỉ là chúng ta không dạy.

Ở Sơn Đầu có một đứa bé mới bảy tuổi, vừa lúc Sơn Đầu cũng có rất nhiều thầy giáo tình nguyện giảng bài “Đệ Tử Quy”. Lên lớp được khoảng hai tháng, các thầy giáo tổ chức một hoạt động, cũng cùng giao lưu với các phụ huynh. Họ sắp xếp mỗi một trẻ nhỏ đứng lên chia sẻ một chút là chúng học được một hai tháng thì có những cải biến gì. Kết quả đứa bé bảy tuổi này bước lên, câu thứ nhất chú ấy liền nói: “Con học “Đệ Tử Quy” rồi mới biết được làm người vốn dĩ phải hiếu đạo”. Câu nói này rất thú vị: “Vốn dĩ phải hiếu đạo”.

Người không học không biết, người không học không biết nghĩa. Cho nên nhiều phụ huynh rất tức giận một trẻ nhỏ tại vì sao không hiểu chuyện: “Ngay đến việc này cũng không hiểu!”. Trẻ nhỏ chân thật ngay đến việc này cũng không hiểu, bởi vì chúng không được dạy. Cho nên chúng ta phải lý giải được những đạo lý nào nhất định phải mau dạy. Bạn thấy đứa nhỏ này, bạn lập tức nói với chúng: “Thần tắc tỉnh, hôn tắc định” (Sáng phải thăm, tối phải viếng) ngày hôm sau chúng liền làm theo. Khi vị phụ huynh này hiểu được, phải mau gọi điện đến trường học. Hành động này chứng tỏ là họ rất quan tâm đến sự trưởng thành của trẻ nhỏ. Họ hiểu rõ muốn dạy tốt trẻ nhỏ thì điều rất quan trọng là phải cùng hợp tác với thầy. Cho nên vị phụ huynh này là có độ nhạy cảm giáo dục. Nếu như họ cảm thấy rất kỳ lạ, sau đó họ thầm lặng nói với con cái của họ: “Con à! Có phải hôm nay con đã bị sốt rồi không? Vì sao mà lễ phép như vậy?”. Nếu cha mẹ làm như vậy thì có thể sẽ phản tác dụng với hiếu tâm và tâm học tập của trẻ nhỏ.

Cho nên, ngay khi trẻ nhỏ của bạn học “Đệ Tử Quy”, trở về giúp bạn bưng nước rửa chân, bạn phải nên làm thế nào? Bạn không nên nói là: “Không nên phiền phức đến như vậy!”. Vì nói như vậy là bạn đã cho chúng một gáo nước lạnh, bạn đã cắt đứt cơ hội học tập của chúng rồi. Cho nên, chúng ta làm cha mẹ, phải hiểu được phối hợp với thầy giáo, phải hiểu được kiện toàn hiếu tâm của trẻ nhỏ, kiện toàn đức hạnh của trẻ nhỏ.

Có một người mẹ nói là:“Con của tôi nhỏ đến như vậy, bưng nước bị lật đổ thì phải làm sao?”. Tôi liền nói với cô: “Lật đổ thì càng tốt!”. Cô liền tỏ ra suy nghĩ: “Tại vì sao lật đổ càng tốt?”. Bởi vì chúng làm đổ, ngoài việc bạn đã kiện toàn hiếu tâm của chúng ra, bạn còn có thể ngay lúc đó nắm bắt cơ hội này mà nói với chúng: “Con à! Tấm lòng của con khiến cho mẹ rất cảm động, nhỏ như vậy liền có thể tận hiếu kính. Hôm nay chúng ta phải nghĩ một chút tại vì sao con bưng nước lại bị lật đổ. Nhất định là hai tay con nắm không được chắc. Lần sau con phải nghĩ nên làm thế nào nắm được chắc thì sẽ không bị lật đổ. Nào! Chúng ta cùng nhau lau chùi thật sạch”. Bạn đồng thời dạy chúng làm thế nào cầm món đồ. Đồng thời còn dạy chúng làm thế nào thu dọn tình huống này, đem sự việc này để dạy bảo. Cho nên khi chúng ta làm phụ huynh không nên có quá nhiều do dự, cũng không nên có quá nhiều bất cập, bởi vì để trẻ nhỏ làm nhiều việc thì chúng mới có thể học tập nhiều, hiểu biết nhiều.

Trích lục Đệ Tử Quy – Thầy Thái Lễ Húc

Comments are closed.