Chúng ta cùng nhau xem tại vì sao trẻ nhỏ có thể bồi phước? Bạn không nên nghĩ chúng tuổi nhỏ như vậy thì làm sao có thể bồi được phước. Tục ngữ thường nói: “Phước điền tâm canh”. Ngay khi còn là một đứa bé, từ nhỏ chúng mỗi ý niệm đều vì người khác mà lo nghĩ, đều luôn quan tâm đến người khác. Cái tâm này của chúng đã vì cả đời này của chúng bồi dưỡng ra rất nhiều phước điền. Chúng mà có thái độ như vậy, học được cái gì chúng nhất định sẽ dâng hiến xã hội, vì xã hội tạo phước, tuổi già chắc chắn hưởng phước.
Trên thực tế, an định của thế giới, xã hội, gia đình không phải là không có biện pháp để đạt được. Then chốt chính ngay ở tâm niệm của mỗi người. Nếu như tự tư thì liền sẽ phát sinh xung đột. Nếu như mỗi lúc chúng ta vì người mà lo nghĩ thì gia đình, xã hội liền sẽ an khang, tròn đầy.
Chúng ta cũng đã nói đến một đứa bé nếu như từ nhỏ có thể vì người mà lo nghĩ, thì khởi tâm, động niệm của chúng từ nhỏ đã bắt đầu vun bồi phước phần cho chính mình. Cho nên đứa nhỏ liền biết bồi phước, tích phước. Vì giữ được cái tâm này nên chúng biết được: “Đi học là chí ở Thánh Hiền, phải đem đạo đức học vấn đã học cố gắng mà phụng hiến xã hội này”. Cho nên khi chúng bước vào xã hội liền biết vì xã hội tạo phước. Do đó phước phần của chúng liền sẽ càng ngày càng lớn, đến già rồi phước báo liền hiện tiền.
Cho nên trong “ngũ phước” có một phước gọi là “thiện chung”. Nói cho dễ hiểu một chút chính là “chết được tốt”, không nên chết rất khó khăn. Tục ngữ thường nói: “Chết không được tốt”. Câu nói này dường như là lời nói mắng người. Thế nhưng hiện tại câu nói này không xem là lời mắng người, mà xem là một hiện tượng phổ biến. Chúng ta nhớ lại lúc nhỏ, còn thường hay nghe nói đến một vị trưởng bối nào đó, hôm qua ra đi khi ngủ rất an lành. Hiện tại tình hìnhnày không có nhiều. Vì sao người thời trước họ có thể rất an lành mà rời khỏi cái thế gian này, còn người hiện tại khi chết có thể phải đưa đi cấp cứu, khi chết có thể là không biết gì hết? Đó đều là bởi vì họ không biết cách chăm sóc thân thể. Họ không biết vun bồi phước phần của chính mình. Phước quá mỏng thì không cách gì có thể “thiện chung”. Cho nên người phải có phước phần.
Căn nguyên vẫn ở một niệm “thiện tâm”. Người thời trước tương đối lương thiện, nơi nơi đều vì người mà lo nghĩ, vì vậy mà chết được rất nhẹ nhàng. Người hiện tại tương đối tự tư, tự lợi, cho nên trước khi chết vẫn sợ được, sợ mất, đều không buông bỏ. Nếu chúng ta muốn tuổi già hưởng phước, thì phải biết giữ tâm thiện, phải biết được mỗi lúc đều có thể buông bỏ, không nên chấp trước. Rất nhiều người đều cảm thấy cả đời của một người dường như là muốn cống hiến thì mới có thể có sự giúp đỡ đối với xã hội, sau khi người già rồi thì sẽ không cách gì dốc hết tâm lực của mình. Cho nên phần nhiều đều cảm thấy dường như 20 tuổi đến 60 tuổi mới là giai đoạn hoàng kim tạo phước cho xã hội. Rất nhiều người quy hoạch đời sống đều nói như vậy. Thật ra, ngay một đứa bé từ nhỏ tiếp nhận giáo huấn của Thánh Hiền thì đời sống của chúng tuyệt đối không phải chỉ có thời gian của 40 năm.
Chúng ta cùng nhau xem lại, đứa bé này từ nhỏ đã dùng tâm nhân ái, giữ tâm đạo đức. Ngay trong lớp học của chúng tôi, đã từng có một đứa bé, chú mới hơn hai tuổi. Ngày đầu tiên đến lớp, khi học xong về nhà, cha mẹ của chú hỏi: “Hôm nay con học được cái gì?”. Đứa bé này lập tức tinh thần phấn chấn nói ra bốn chữ: “Hiếu thuận cha mẹ”. Cha mẹ của chú cũng rất kinh ngạc. Trẻ nhỏ hơn hai tuổi học được điều vô cùng quý báu, rất là thiết thực. Khi lần thứ hai đi học, ngay lúc thầy giáo giảng, rất nhiều bạn học cùng đến để chia sẻ tuần lễ này đã làm được những việc gì để hiếu thuận với cha mẹ. Bởi vì học vấn quí ở thực hành, cho nên sau khi học rồi, quay về nhà phải cố gắng thực hành. Rất nhiều bạn nhỏ đều đến nói, có chú bé nói giúp cha mẹ bưng nước rửa chân, có chú bé cắt trái cây cho cha mẹ ăn. Những bạn nhỏ hơn hai tuổi này xem thấy rất nhiều anh, nhiều chị lớn đều làm được những việc hiếu hạnh, cho nên các chú bé mong muốn học làm theo.
Người lớn dạy trẻ nhỏ là một phương pháp, trẻ nhỏ dạy trẻ nhỏ lại là một phương pháp tốt, nên gọi là “tương quan nhi thiện”, chúng sẽ quan tâm lẫn nhau. Cho nên đứa nhỏ này, sau khi học tiết thứ hai xong, lập tức liền tìm lấy tách trà mang nước nóng đến cho cha mẹ uống. Chú mới hơn hai tuổi mà mỗi lúc đều giữ cái tâm như vậy, nên gọi là “phước điền tâm canh”, trẻ nhỏ đang vun bồi phước phần của chính mình. Hành vi của trẻ như vậy là tu thân. Chúng cũng sẽ cảm động cha mẹ của mình. Ngay đến đứa bé hơn hai tuổi đều biết bưng trà để cho cha mẹ uống, đều biết được mọi lúc, mọi nơi phải vì cha mẹ mà lo nghĩ thì chính ta càng phải tích cực làm hiếu đạo. Cho nên đứa bé này đã bắt đầu tề gia. Câu chuyện về chú bé này, tôi cũng đã chia sẻ rất nhiều lần. Thậm chí câu chuyện này còn nổi tiếng ở các nước như Malaysia, Singapore, Indonesia. Bởi vì đứa bé này chân thật là có công phu tu thân nên chúng ta mới có thể đem những câu chuyện này mà biểu dương với mọi người, để thật nhiều người trong khắp thiên hạ đều có thể từ đây mà bắt chước theo.
Nguồn: Học làm người